Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Vĩnh Phúc

Nghị quyết "mở đường" phát triển công nghiệp

Từ một tỉnh phụ thuộc phần lớn vào nguồn ngân sách Trung ương, đến nay, Vĩnh Phúc đã trở thành một trong những địa phương có nguồn thu ngân sách lớn thứ 2 của miền Bắc và thứ 6 cả nước với sự phát triển mạnh mẽ về sản xuất công nghiệp, thu hút đầu tư nước ngoài. Có được "bước nhảy vọt" như vậy, vai trò lãnh đạo của tổ chức Đảng vô cùng lớn!
Nghị quyết
Các Nghị quyết của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc luôn chú trọng đến cải thiện môi trường kinh doanh, thu hút đầu tư

Quyết tâm lớn, nỗ lực cao

Một ngày cuối tháng 9, trong tiết trời mùa thu hanh hao của miền Bắc, tiếp tôi tại Văn phòng Tỉnh ủy Vĩnh Phúc, ông Hoàng Văn Toàn - Ủy viên Thường vụ - Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy bồi hồi nhớ lại cách đây 20 năm. Đó là ngày 1/1/1997, tỉnh Vĩnh Phúc chính thức tách ra từ tỉnh Vĩnh Phú (nay là Vĩnh Phúc và Phú Thọ).

Vĩnh Phúc khi ấy là một tỉnh nghèo của cả nước, dân số chủ yếu sống dựa vào nông nghiệp. Cả tỉnh chỉ có duy nhất khu công nghiệp (KCN) Quang Minh (nay thuộc về địa phận Hà Nội từ khi mở rộng Thủ đô năm 2008) và 91 doanh nghiệp (DN) hoạt động. Số lượng DN hoạt động khiêm tốn, đồng nghĩa với không có việc làm, cơ cấu kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, người nông dân quanh năm chỉ trông vào mấy sào ruộng, đói kém liên miên. Thu ngân sách toàn tỉnh sau khi tái lập chỉ vỏn vẹn 100 tỷ đồng. Thu không bù chi, Vĩnh Phúc vẫn phải phụ thuộc phần lớn vào nguồn ngân sách từ Trung ương điều tiết về.

Qua những lời kể của ông Hoàng Văn Toàn - người con sinh ra và lớn lên tại tỉnh Vĩnh Phúc - tôi như sống lại những tháng ngày gian khó. Quê tôi, người dân quanh năm chỉ biết trông vào vài sào ruộng, được mùa đủ ăn, mất mùa thì đói kém. Cuộc sống "thiếu trước, hụt sau", nên ao ước của người dân ngày đó chỉ là "được ăn no" chứ không dám mơ tới ăn ngon hay mặc đẹp. Hệ thống hạ tầng giao thông, hạ tầng đô thị thấp kém, có tới 90% đường đất, chỉ khoảng 10% đường giao thông được trải nhựa. Giao thông đi lại vô cùng khó khăn, giao lưu kinh tế giữa các địa phương cũng hạn chế.

Nhấp ngụm trà, ông Hoàng Văn Toàn kể tiếp, nhận rõ những khó khăn và thách thức trong những ngày đầu tái lập tỉnh, Tỉnh ủy lâm thời Vĩnh Phúc đã chỉ đạo UBND tỉnh xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 1997 và xây dựng kế hoạch 4 năm 1997 - 2000, định hướng đến 2010. Trong kế hoạch phát triển, Vĩnh Phúc rất chú trọng thu hút đầu tư. Ban thường vụ Tỉnh ủy đã thảo luận xây dựng hai KCN tập trung là KCN Kim Hoa và Khai Quang. Kết quả chỉ sau 6 tháng, Vĩnh Phúc thu hút được 14 dự án đầu tư được cấp giấy phép với số vốn đăng ký 303 triệu USD. Những năm sau đó, vấn đề thu hút đầu tư, cải thiện môi trường kinh doanh vẫn luôn được Tỉnh ủy Vĩnh Phúc chú trọng. Hầu hết Nghị quyết của Đảng bộ tỉnh từ đó đến nay đều chú trọng cải thiện môi trường đầu tư, tạo thuận lợi cho DN hoạt động, với phương châm "Coi nhà đầu tư đến với Vĩnh Phúc là công dân của tỉnh Vĩnh Phúc. thành công của nhà đầu tư tại Vĩnh Phúc là thành công của tỉnh Vĩnh Phúc".

Năm 2016, Tỉnh ủy Vĩnh Phúc đã ban hành Nghị quyết 01 và 02 về một số giải pháp cơ bản cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2016 - 2020 và khuyến khích đầu tư các dự án dịch vụ chất lượng cao tại các vùng khó chuyển đổi cơ cấu kinh tế giai đoạn 2016- 2021. Các Nghị quyết này tiếp tục nhấn mạnh đến vai trò cải thiện môi trường kinh doanh, chú trọng công tác cải cách thủ tục hành chính cho DN theo phương châm "lấy DN là đối tượng phục vụ".

Bước tiến ngoạn mục

Biến các Nghị quyết thành chương trình hành động cụ thể, Vĩnh Phúc đã có bước chuyển ngoạn mục. Từ một tỉnh nghèo, sau 7 năm tái lập, Vĩnh Phúc đã trở thành một tỉnh có nền công nghiệp phát triển với tỷ trọng công nghiệp - xây dựng chiếm tới 62,1% cơ cấu kinh tế. Không chỉ tự cân đối thu - chi còn điều tiết được ngân sách về Trung ương. Năm 2016, thu ngân sách của Vĩnh Phúc đã đạt gần 32.000 tỷ đồng. Thu nhập bình quân đầu người của Vĩnh Phúc từ 40 USD, bằng 48% mức trung bình của cả nước vào năm 1997, nay đã lên tới gần 3.000 USD, cao hơn mức trung bình của cả nước.

Ông Vũ Chí Giang - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc - cho biết: Bình quân giai đoạn 1997- 2016, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 15,37%, trong đó điển hình có những năm tăng trên 20%. Đây được đánh giá là "bước tiến ngoạn mục" mà không địa phương nào có được.

Toàn tỉnh hiện có 19 KCN được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, ưu tiên phát triển với 7.394 DN hoạt động. Tổng vốn đăng ký lên tới 55,9 nghìn tỷ đồng, tăng 981 lần về vốn đăng ký so với năm 1997. Vĩnh Phúc cũng là một trong những địa phương điển hình của cả nước về thu hút đầu tư. Hiện, toàn tỉnh đã thu hút được 227 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), tổng vốn đăng ký 3,4 tỷ USD. Trong đó, không ít những tập đoàn hàng đầu thế giới như Honda, Toyota, Sumitomo (Nhật Bản); Piaggio (Italia); Sindoh (Hàn Quốc); Prime Group (Thái Lan)… Các nhà đầu tư nước ngoài đang phát triển ổn định tại "đất lành" Vĩnh Phúc, đóng góp tích cực vào ngân sách của tỉnh cũng như kinh tế - xã hội quốc gia.

Ông Hoàng Văn Toàn cho rằng: Kết quả này có được nhờ sự vào cuộc quyết liệt của UBND tỉnh và các sở, ngành trong việc thực hiện Nghị quyết 01 và 02 của Tỉnh ủy Vĩnh Phúc. Cụ thể, ngay sau khi Nghị quyết ra đời, UBND tỉnh đã chỉ đạo tiến hành các giải pháp tạo thuận lợi cho nhà đầu tư. Theo đó, Sở Kế hoạch và Đầu tư xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù thu hút các nhà đầu tư chiến lược vào phát triển du lịch, dịch vụ trên địa bàn; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng cơ chế, chính sách phát triển ngành nông nghiệp, cụ thể hóa bằng chính sách thu hút đầu tư dự án nông nghiệp, chú trọng gắn dịch vụ, du lịch với nông nghiệp; Sở Công Thương xây dựng kế hoạch phát triển thương mại điện tử tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2016- 2020; xây dựng chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ.

Bên cạnh đó, chủ trương thu hút đầu tư, tạo thuận lợi cho DN hoạt động của tỉnh được tuyên truyền đến tất cả đảng viên trong các cơ sở Đảng. Nỗ lực của Đảng bộ và nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc thời gian qua đã nhận được sự phản hồi tích cực của nhà đầu tư trong và ngoài nước. Ông Lê Minh Hải- Tổng giám đốc Công ty Cổ phần sản xuất thép Việt Đức (DN đã đầu tư 3 nhà máy tại tỉnh Vĩnh Phúc) - nhận định: Các cơ quan chức năng của tỉnh từ cấp nhân viên đến lãnh đạo luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi cho DN hoạt động. Sự thấu hiểu, chia sẻ của cơ quan chức năng địa phương, chính là điểm hấp dẫn, khiến DN nhìn thấy chiến lược kinh doanh dài hạn.

Ông Hiroshi Fukada - Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam - từng phát biểu: Vĩnh Phúc là một trong những địa phương có chính sách thu hút đầu tư tốt nhất của Việt Nam. Các nhà đầu tư Nhật Bản đã đầu tư tại tỉnh không hề gặp trở ngại nào trong quá trình đầu tư tại đây. Đó là thành công rất lớn của tỉnh mà không phải địa phương nào cũng có được.

Vĩnh Phúc hôm nay đã có một bước tiến ngoạn mục so với cách đây 20 năm. Cơ cấu kinh tế đã chuyển dịch mạnh mẽ, trở thành một trong những tỉnh dẫn đầu cả nước về phát triển công nghiệp. Từ một tỉnh 90% dân số tham gia nông nghiệp, đến nay tỷ trọng nông, lâm, thủy sản chỉ còn 10% cơ cấu kinh tế, những con đường đất đỏ ngày nào đã được bê tông hóa vào đến tận thôn, xóm, đời sống người dân được cải thiện.

Nhìn lại chặng đường 20 năm đã đi qua, ông Lê Duy Thành- Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc - chia sẻ: Đó là một chặng đường đầy gian nan, thử thách, song cũng rất tự hào. Thành công của Vĩnh Phúc một lần nữa cho thấy vai trò quan trọng của tổ chức Đảng trong định hướng phát triển kinh tế địa phương.

Nguyễn Hòa
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Đào tạo, phát triển cán bộ trẻ - lực lượng nòng cốt trong công tác xây dựng Đảng

Đào tạo, phát triển cán bộ trẻ - lực lượng nòng cốt trong công tác xây dựng Đảng

Thời gian qua, Đảng và Nhà nước đã chú trọng phát triển đội ngũ cán bộ trẻ, tạo điều kiện đào tạo bài bản cả trong và ngoài nước.
Bảo vệ nền tảng tư tưởng hướng tới mục tiêu 100 năm dưới sự lãnh đạo của Đảng

Bảo vệ nền tảng tư tưởng hướng tới mục tiêu 100 năm dưới sự lãnh đạo của Đảng

VietnamPlus trân trọng giới thiệu nội dung bài phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước tại Lễ trao giải Cuộc thi Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ Tư, năm 2024.
Kỳ 2: Nguyên nhân và đề xuất một số giải pháp khắc phục căn bệnh “sợ trách nhiệm”

Kỳ 2: Nguyên nhân và đề xuất một số giải pháp khắc phục căn bệnh “sợ trách nhiệm”

Cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho rằng: “Sợ trách nhiệm là một khuyết điểm thuộc về ý thức tư tưởng, phẩm chất cách mạng của cán bộ, đảng viên".
Kỳ 1: Nhận diện về những biểu hiện của căn bệnh “sợ trách nhiệm”

Kỳ 1: Nhận diện về những biểu hiện của căn bệnh “sợ trách nhiệm”

Gõ từ khóa “sợ trách nhiệm”, chúng ta sẽ nhận được hàng nghìn kết quả, trong đó có hàng trăm bài viết, phóng sự bàn luận dưới nhiều bàn luận, góc nhìn.
Lai Châu: Nhận diện những thủ đoạn lợi dụng vấn đề dân tộc nhằm xâm phạm an ninh quốc gia

Lai Châu: Nhận diện những thủ đoạn lợi dụng vấn đề dân tộc nhằm xâm phạm an ninh quốc gia

Theo Công an tỉnh Lai Châu, cần nhận diện rõ những thủ đoạn của các thế lực thù địch trong việc lợi dụng vấn đề dân tộc nhằm chống phá cách mạng hiện nay.

Tin cùng chuyên mục

“Tuần lễ Vàng” – dấu ấn của tinh thần đại đoàn kết dân tộc

“Tuần lễ Vàng” – dấu ấn của tinh thần đại đoàn kết dân tộc

"Tuần lễ Vàng" kêu gọi các tầng lớp nhân dân tình nguyện ủng hộ xây dựng "Quỹ Độc Lập" do Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh phát động vẫn nguyên giá trị.
Di chúc của Bác mãi mãi đồng hành cùng dân tộc

Di chúc của Bác mãi mãi đồng hành cùng dân tộc

Di chúc của Bác là một văn kiện lịch sử cực kỳ quan trọng, đã làm "rạng rỡ dân tộc ta, nhân dân ta và non sông đất nước ta" và mãi mãi đồng hành cùng dân tộc.
Cán bộ, đảng viên thực hiện chuẩn mực đạo đức cách mạng: Soi chiếu từ Quy định số 144-QĐ/TW

Cán bộ, đảng viên thực hiện chuẩn mực đạo đức cách mạng: Soi chiếu từ Quy định số 144-QĐ/TW

Chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới được nêu rõ tại Quy định số 144-QĐ/TW được xem là kim chỉ nam cho mỗi hành động, việc làm.
Giải pháp phòng, chống hoạt động ‘xâm lăng văn hóa’ đối với nước ta

Giải pháp phòng, chống hoạt động ‘xâm lăng văn hóa’ đối với nước ta

‘Xâm lăng văn hóa’ là một thủ đoạn mà các thế lực thù địch đã ráo riết triển khai nhằm thực hiện chiến dịch phá hoại tư tưởng đối với nước ta.
Lan tỏa tinh thần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Lan tỏa tinh thần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Cuộc thi chính luận “Về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng” lần thứ tư, năm 2024 đã được sự quan tâm đặc biệt của các cấp ủy Đảng trên địa bàn TP. Hải Phòng.
Bộ mặt thật của Việt Tân từ cái gọi là

Bộ mặt thật của Việt Tân từ cái gọi là 'hội luận kinh tế thị trường ở Việt Nam'

Tổ chức phản động Việt Tân đã nhanh chóng lợi dụng việc Hoa Kỳ chưa công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường để xuyên tạc thô bạo tình hình Việt Nam.
Bài 5: Đạo pháp bất ly thế gian pháp

Bài 5: Đạo pháp bất ly thế gian pháp

Suốt hơn 2000 năm lịch sử, Phật giáo Việt Nam luôn lấy phương châm nhập thế và phát huy tinh thần "Đạo pháp bất ly thế gian pháp" làm giá trị cốt lõi.
Bài 4: Tư cách của tín đồ phải đứng sau nghĩa vụ công dân

Bài 4: Tư cách của tín đồ phải đứng sau nghĩa vụ công dân

Lợi dụng sự phong phú, bao dung của giới luật Phật giáo để thủ lợi...thì cần phải lên án và có sự điều chỉnh của pháp luật ở tư cách công dân của người tu hành.
Bài 3: Quan điểm của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước về Phật giáo

Bài 3: Quan điểm của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước về Phật giáo

Nhằm giải quyết vấn đề tôn giáo trong chủ nghĩa xã hội, Đảng và Nhà nước ta đã có chính sách đúng đắn về Phật giáo ở Việt Nam.
Bài 2: Họ xa rời Phật pháp chân chính, trái đời ngược đạo

Bài 2: Họ xa rời Phật pháp chân chính, trái đời ngược đạo

Thay vì hướng tới việc xiển dương chính pháp, một số chư tôn tịnh đức đã lạc lối vào việc truyền bá các hành vi mê tín, thương mại hóa các nghi lễ tôn giáo.
Chấn chỉnh những sai lệch để Phật giáo tốt đời đẹp đạo: Bài 1: Khi thuyết giảng xuyên tạc phá hoại đức tin

Chấn chỉnh những sai lệch để Phật giáo tốt đời đẹp đạo: Bài 1: Khi thuyết giảng xuyên tạc phá hoại đức tin

Nhiều chức sắc tôn giáo và cả những người mạo danh nhà tu hành đã có các việc làm trái đời ngược đạo, gây tổn hại tới thanh danh Phật giáo…
Đoàn kết tôn giáo xây dựng đất nước phát triển bền vững

Đoàn kết tôn giáo xây dựng đất nước phát triển bền vững

Đoàn kết tôn giáo luôn nằm trong số những vấn đề quan trọng nhất của mỗi quốc gia, là tài sản tinh thần không thể thiếu vắng trong mọi giai đoạn phát triển.
Không công khai do sợ sai

Không công khai do sợ sai

Công khai, minh bạch là một giải pháp quan trọng của Đảng và Nhà nước ta trong lãnh đạo, quản lý điều hành để khắc phục tình trạng quan liêu, tham nhũng.
Tổng Bí thư Trần Phú: Tấm gương ngời sáng về sự kiên trung, tận hiến cho sự nghiệp cách mạng

Tổng Bí thư Trần Phú: Tấm gương ngời sáng về sự kiên trung, tận hiến cho sự nghiệp cách mạng

Tinh thần bất khuất, những cống hiến to lớn của đồng chí Trần Phú để lại cho các thế hệ mai sau tấm gương ngời sáng của một người chiến sĩ cách mạng kiên trung.
Bài 3: Hướng tới một nền kinh tế cạnh tranh minh bạch, hiệu quả

Bài 3: Hướng tới một nền kinh tế cạnh tranh minh bạch, hiệu quả

Quyền lợi người tiêu dùng bị xâm phạm không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của nhân dân, mà còn suy giảm năng lực cạnh tranh quốc gia và nền kinh tế.
Bài 3 (Bài cuối):

Bài 3 (Bài cuối): ''Hoá giải'' thách thức tạo ''đòn bẩy'' cho phát triển công nghiệp

Luật Công nghiệp trọng điểm được kỳ vọng sẽ chắp cánh cho mục tiêu Việt Nam trở thành nền kinh tế mạnh, phát triển bền vững, có ngành công nghiệp hiện đại.
Bài 2: Chuyển biến tích cực từ trung ương đến địa phương

Bài 2: Chuyển biến tích cực từ trung ương đến địa phương

Những năm qua, các cơ quan quản lý Nhà nước từ trung ương đến địa phương đã phát huy hiệu quả vai trò trong sự nghiệp bảo vệ người tiêu dùng.
Bài 2: Vì sao Bộ Công Thương phải xây dựng Luật Công nghiệp trọng điểm?

Bài 2: Vì sao Bộ Công Thương phải xây dựng Luật Công nghiệp trọng điểm?

Những quyết sách quan trọng của Đảng về phát triển công nghiệp đã mang đến gam màu sáng cho nền kinh tế, tuy nhiên ngành này phát triển chưa như kỳ vọng.
Phòng vệ thương mại thời hội nhập: Mệnh lệnh thị trường và tiếng gọi trưởng thành

Phòng vệ thương mại thời hội nhập: Mệnh lệnh thị trường và tiếng gọi trưởng thành

Phòng vệ thương mại đã góp phần xứng đáng vào hoạt động xuất khẩu, với bước đi mạnh mẽ trong chính sách đối ngoại đa phương hóa, đa dạng hóa.
Bài 2: Giữ vững đà xuất khẩu và uy tín cho hàng hoá Việt Nam trên sân chơi kinh tế toàn cầu

Bài 2: Giữ vững đà xuất khẩu và uy tín cho hàng hoá Việt Nam trên sân chơi kinh tế toàn cầu

Để giữ vững đà xuất khẩu hàng hoá, công tác đấu tranh ngăn chặn các hành vi gian lận xuất xứ, lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại sẽ được đẩy mạnh.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động