Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ ba 26/11/2024 00:30
Bài dự thi Cuộc thi chính luận Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Nhận thức đúng đắn về những giá trị nhân văn trong công tác quản lý Nhà nước

Truyền thống nhân văn Việt Nam từ lâu đã được mặc định là một giá trị cao cả và tốt đẹp; được soi rọi bằng tấm lòng nhân ái, tinh thần yêu nước, yêu Tổ quốc.

Được nuôi dưỡng trong lý tưởng và lương tri mỗi người dân Việt Nam. Giá trị và truyền thống nhân văn của dân tộc Việt Nam vừa là động lực, vừa là nền tảng văn hóa để phục vụ cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Truyền thống nhân văn của dân tộc Việt Nam

Với dân tộc Việt Nam, truyền thống nhân văn hay tinh thần nhân văn đã từ lâu là một phần bản chất tốt đẹp trong mỗi con người. Để rồi, trong lịch sử đất nước ngàn năm văn hiến, từ buổi bình minh đến bây giời khi chúng ta cùng một bọc, cùng “đồng bào”, đều là “con Rồng, cháu Tiên”. “Đem đại nghĩa để thắng hung tàn/lấy chí nhân để thay cường bạo” (Nguyễn Trãi)

“Đất là nơi Chim về

Nước là nơi Rồng ở

Lạc Long Quân và Âu Cơ

Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng”

(Nguyễn Khoa Điềm)

Có vô vàn minh chứng thể hiện rằng người Việt Nam trong suốt dặm dài lịch sử, luôn đặc biệt đề cao, coi trọng đạo đức, đạo lý sống và nhân cách làm người. Có lẽ không ai nghĩ về cái có thật của huyền thoại đó, nhưng trong tâm thức, tinh thần của mỗi người Việt Nam, dù thuộc về dân tộc cụ thể nào, đều cảm nhận sâu sắc cái nghĩa ẩn sâu trong từng lớp lang huyền thoại xưa xa ấy.

Công chức Cục Quản lý thị trường tỉnh Gia Lai tham gia Hội thi “Gói bánh tét, bánh chưng – Hương vị ngày xuân” do Công đoàn viên chức tỉnh Gia Lai tổ chức

Có thể thấy tư tưởng nhân văn, tinh thần nhân văn dẫu nội hàm rộng, đa dạng, phong phú đến đâu, thì với dân tộc Việt Nam, nó luôn được hiện thực hóa thành những hành động, việc làm hết sức ý nghĩa, thiết thực. Tinh thần nhân văn có sức lan tỏa như một lời hiệu triệu của trái tim và tạo ra sức mạnh vật chất, tinh thần to lớn, để đưa dân tộc vượt qua thời khắc gian nan. Cũng vì thế trong triết lý giáo dục con cháu của ông cha ta luôn được bắt đầu bằng “tiên học lễ”, rồi mới đến “hậu học văn”. Đề cao quan hệ nhân nghĩa, trọng tình thương và lẽ phải, đó là những nét chủ đạo trong văn hóa Việt Nam. Đồng thời, cũng là nền tảng làm nên mạch nguồn đạo lý làm người và mạch nguồn truyền thống “chảy mãi đến vô cùng” của dân tộc ta.

Cục Quản lý thị trường tỉnh Gia Lai ủng hộ hơn 3 tấn rau củ quả đến người dân TP. Hồ Chí Minh, chung tay phòng, chống dịch bệnh Covid-19

Do vậy, nhân văn bao giờ cũng là lý tưởng và mục tiêu loài người vươn tới. Nó tồn tại và biến thiên, ngày càng thể hiện sức sống mãnh liệt trong suốt tiến trình đi lên của xã hội

Đến tầm vóc nhân văn của Hồ Chí Minh

Tư tưởng nhân văn của Hồ Chí Minh rất phong phú, đa dạng; vừa cô đọng, vừa khái quát, lại rất cụ thể mà không hề trừu tượng, gần gũi với cuộc sống con người và ai cũng có thể áp dụng được để tự hoàn thiện mình, hoàn thiện nhân cách làm người. Đó là toàn bộ những quan điểm, đạo đức và chính trị bắt nguồn từ con người với nhu cầu được giải phóng đất nước, được độc lập, con người được tự do, hạnh phúc. Suốt cuộc đời đấu tranh cách mạng vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến luân lý cách mạng, đạo đức làm người. Lý tưởng, mục tiêu phấn đấu của Người là hòa bình, độc lập, tự do, ấm no, hạnh phúc cho mọi người dân Việt Nam và nhân dân lao động thế giới, hướng tới giải phóng nhân loại cần lao và bị áp bức. Cuộc đời hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh thắm đượm tư tưởng vì nhân dân, vì nhân loại. “Tính nhân văn dựa trên tính khoa học, gắn liền với tính cách mạng, kết hợp hài hòa, chặt chẽ trong một chỉnh thể thống nhất, làm nên bản chất, đặc điểm của hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh: Khoa học-cách mạng và nhân văn” (GS. Hoàng Chí Bảo).

Đồng chí Lê Hồng Hà, Cục trưởng Cục Quản lý thị trường Gia Lai cùng đoàn công tác đã đến thăm, tặng quà và động viên lực lượng chống dịch tuyến đầu tại các chốt kiểm soát của tỉnh Gia Lai

Như vậy, nhân văn chính là những tư tưởng, quan điểm, tình cảm khi bàn về các giá trị sống của con người như phẩm giá, tình cảm, trí tuệ, vẻ đẹp, sức mạnh. Vì vậy, nhận thức đúng đắn những giá trị khoa học, giá trị cách mạng, giá trị nhân văn trong tư tưởng Hồ Chí Minh chính là chúng ta góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Qua đó bác bỏ, phủ nhận những luận điệu sai trái, thù địch xuyên tạc, bôi nhọ tư tưởng Hồ Chí Minh.

Kiên quyết bảo vệ tính khoa học, tính cách mạng, tính nhân văn trong tư tưởng Hồ Chí Minh không chỉ là thái độ tôn trọng sự thật lịch sử, bảo vệ chân lý và đạo lý, giữ vững niềm tin khoa học, ra sức trau dồi đạo đức cách mạng trong sáng và rèn luyện bản lĩnh chính trị vững vàng mà Người là một tấm gương cao cả để muôn đời noi theo mà còn là mệnh lệnh của cuộc sống, thôi thúc và giục giã tự trái tim của mỗi người chúng ta.Tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh bắt nguồn từ những truyền thống tốt đẹp được hun đúc trong quá trình lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam như sự nhân ái, khoan dung và lòng yêu thương con người sâu sắc. Trên cơ sở truyền thống nhân nghĩa của dân tộc và tinh hoa văn hoá nhân loại cùng với chủ nghĩa nhân đạo cộng sản đã làm cho tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh có bước chuyển hoá về chất, nâng lên tầm cao mới trở thành tư tưởng nhân văn cộng sản.

Khẳng định giá trị nhân văn trong quản lý Nhà nước

Từ việc kế thừa những truyền thống tốt đẹp của dân tộc và hệ tư tưởng của Hồ Chí Minh, nền tảng nhân văn trong hoạt động quản lý nhà nước là phải phát huy dân chủ được đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng chống tư tưởng tự do vô chính phủ, tự do vô kỷ luật. Vì thế, xác định công tác giáo dục chính trị tư tưởng, bồi dưỡng lý luận chính trị, đạo đức, lối sống cho cán bộ, đảng viên là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt trong xây dựng Đảng.

Vì thế, Cục Quản lý thị trường Gia Lai luôn chủ động nắm bắt tình hình, diễn biến tư tưởng, kịp thời định hướng cho đảng viên trước những vấn đề phát sinh từ thực tiễn. Mục tiêu là xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, có đầy đủ bản lĩnh chính trị, đạo đức trong sáng, có đầy đủ “sức đề kháng”, khả năng chủ động đấu tranh, phản bác những quan điểm sai trái, thù địch trên cơ sở sự gương mẫu, nghiêm túc và chuyên nghiệp trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn; tinh thần trách nhiệm cao, thái độ tích cực trong công việc. Chủ động tăng cường thông tin tích cực đi đôi với ngăn chặn có hiệu quả, xử lý, xóa bỏ thông tin xấu độc trên internet, mạng xã hội về những nội dung sai trái liên quan đến các lĩnh vực quản lý nhà nước.

Hội nghị Cán bộ công chức năm 2023 tại Cục Quản lý thị trường tỉnh Gia Lai

Giá trị nhân văn của dân tộc Việt Nam là giá trị nền tảng, phù hợp với những giá trị nhân văn của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Nhiệm vụ của đảng viên, của công chức trong hệ thống chính trị là phải biết vận dụng vào thực tiễn công tác. Biết sàng lọc, lựa chọn lan tỏa những thông tin tích cực, loại bỏ thông tin sai lệch, thông tin xấu.

Hơn lúc nào hết ngay từ bây giờ, mỗi đảng viên, mỗi quần chúng cần phải quán triệt sâu sắc tinh thần khát vọng vươn lên của Đất nước, khơi dậy giá trị nhân văn, sức mạnh nội sinh của dân tộc, như văn kiện Đại hội XIII của Đảng đã khẳng định “Tập trung khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, niềm tự hào, ý chí tự cường, lòng nhân ái, tinh thần đoàn kết, đồng thuận xã hội và khát vọng phát triển đất nước của toàn dân tộc”./.

Nguyễn Trường Giang- Cục Quản lý thị trường Gia Lai

Tin cùng chuyên mục

Hiện thực hóa khát vọng vươn mình đi tới phồn vinh, hạnh phúc: Kỳ 3: Khát vọng hùng cường, thịnh vượng

Hiện thực hóa khát vọng vươn mình đi tới phồn vinh, hạnh phúc: Kỳ 2: Khai mở dư địa tiềm năng

Hiện thực hóa khát vọng vươn mình đi tới phồn vinh, hạnh phúc

Kỳ 1: Nhận diện về những biểu hiện của căn bệnh “sợ trách nhiệm”

Lai Châu: Nhận diện những thủ đoạn lợi dụng vấn đề dân tộc nhằm xâm phạm an ninh quốc gia

“Tuần lễ Vàng” – dấu ấn của tinh thần đại đoàn kết dân tộc

Di chúc của Bác mãi mãi đồng hành cùng dân tộc

Cán bộ, đảng viên thực hiện chuẩn mực đạo đức cách mạng: Soi chiếu từ Quy định số 144-QĐ/TW

Giải pháp phòng, chống hoạt động ‘xâm lăng văn hóa’ đối với nước ta

Lan tỏa tinh thần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Bộ mặt thật của Việt Tân từ cái gọi là 'hội luận kinh tế thị trường ở Việt Nam'

Bài 5: Đạo pháp bất ly thế gian pháp

Bài 4: Tư cách của tín đồ phải đứng sau nghĩa vụ công dân

Bài 3: Quan điểm của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước về Phật giáo

Bài 2: Họ xa rời Phật pháp chân chính, trái đời ngược đạo

Chấn chỉnh những sai lệch để Phật giáo tốt đời đẹp đạo: Bài 1: Khi thuyết giảng xuyên tạc phá hoại đức tin

Đoàn kết tôn giáo xây dựng đất nước phát triển bền vững

Không công khai do sợ sai

Tổng Bí thư Trần Phú: Tấm gương ngời sáng về sự kiên trung, tận hiến cho sự nghiệp cách mạng

Bài 3: Hướng tới một nền kinh tế cạnh tranh minh bạch, hiệu quả