Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Phát triển bền vững hệ thống phân phối thực phẩm an toàn

Thời gian qua, hệ thống phân phối đã thực hiện tương đối tốt vai trò đưa thực phẩm an toàn đến với người dân.
Kon Tum: Chú trọng sản xuất, kết nối tiêu thụ nông sản, thực phẩm an toàn Kết nối thực phẩm an toàn với các bếp ăn tập thể Thanh Hóa: Hơn 100 đơn vị tham gia kết nối cung - cầu sản phẩm nông sản, thực phẩm an toàn

Kênh phân phối hiệu quả

Bà Lê Việt Nga – Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước – Bộ Công Thương đã khẳng định như vậy tại tọa đàm Phát triển bền vững hệ thống phân phối thực phẩm an toàn do Tạp chí Công Thương tổ chức chiều 7/12.

Phát triển bền vững hệ thống phân phối thực phẩm an toàn
Tọa đàm Phát triển bền vững hệ thống phân phối thực phẩm an toàn

Bà Lê Việt Nga chia sẻ, năm 2010, Luật An toàn thực phẩm đã được Quốc hội thông qua và ban hành. Qua đó các Bộ, ngành như Bộ Y tế, Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và UBND các tỉnh, thành phố đều đã được phân công, phân nhiệm rất rõ ràng.

Theo đó, những mặt hàng được Bộ Công Thương quản lý là rượu, bia, nước giải khát, bánh kẹo, dầu ăn, dầu thực vật, sản phẩm chế biến từ bột và tinh bột… Bên cạnh đó, Bộ Công Thương cũng đã triển khai các chức năng, nhiệm vụ của mình liên quan đến vấn đề phát triển các hệ thống hạ tầng thương mại hiện đại văn minh và đổi mới cách quản lý đối với chợ truyền thống sao cho bảo đảm an toàn thực phẩm.

Thực hiện nhiệm vụ được giao, Bộ Công Thương đã triển khai rất nhiều những hoạt động về tập huấn, tuyên truyền phổ biến cho người sản xuất, người kinh doanh thực phẩm và tập huấn cho đội ngũ cán bộ, công chức ở địa phương, đặc biệt là các Sở Công Thương để biết được làm thế nào xây dựng được hệ thống phân phối thực phẩm an toàn. Bên cạnh đó, Bộ Công Thương cũng lồng ghép những hoạt động về an toàn thực phẩm vào những chương trình lớn về kinh tế - xã hội do Bộ Công Thương triển khai.

“Nhờ đó, đến nay, hơn 50 tỉnh, thành phố trên cả nước đã xây dựng được hơn 20.000 điểm bán hàng bình ổn với một tiêu chí quan trọng số 1 là bảo đảm an toàn thực phẩm và có giá cả hợp lý” – bà Lê Việt Nga thông tin.

Bộ Công Thương cũng lồng ghép việc xây dựng kênh phân phối thực phẩm an toàn vào những chương trình như Cuộc vận động người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam, hay những chương trình về phát triển kinh tế - xã hội trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số trong Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia, Chương trình hỗ trợ cho phát triển nông thôn mới để kết nối được những nông sản, thực phẩm an toàn sản xuất tại các địa phương đưa vào các kênh phân phối trong nước...

Năm nay, với Đề án phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam, Bộ Công Thương đã bước sang một giai đoạn đó là quảng bá cho những sản phẩm hàng hóa gọi là “tinh hoa Việt Nam”. Đây đều là những sản phẩm có đủ chuẩn xuất khẩu ra nước ngoài hoặc đạt được những thương hiệu rất cao, mang tầm quốc gia, khu vực, được đưa vào trong hệ thống phân phối trong nước bảo đảm an toàn thực phẩm.

Chia sẻ kinh nghiệm để đảm bảo phát triển được chuỗi cửa hàng phân phối thực phẩm an toàn, ông Nguyễn Quốc Trung - Tổng Giám đốc Công ty CP Masan MaetLife chia sẻ, để kiểm soát được chất lượng và độ an an toàn của thực phẩm thì không chỉ làm ở phần ngọn mà phải làm từ gốc và đó là giá trị của chuỗi cung ứng từ trang trại đến bàn ăn.

Hiện hệ thống trang trại của Masan MaetLife ở cả trang trại heo và trang trại gà đều đạt được chuẩn GLOBAL GAP. Với heo thịt MEATDeli thì con giống được nhập từ Canada; thức ăn sử dụng cũng từ nguồn của nhà máy đạt chuẩn GLOBAL GAP. Trang trại của Masan MeatLife ở Nghệ An với 12.000 nái, một năm có thể sản xuất ra 250 ngàn con heo thịt đạt chuẩn GLOBAL GAP.

“Vừa rồi, Trang trại của Masan MeatLife ở Nghệ An được chọn là nguyên mẫu đầu tiên của chương trình chăn nuôi an toàn sinh học và khống chế dịch bệnh của IFC, chuẩn châu Âu cho Việt Nam. Đây là trang trại nguyên mẫu đầu tiên có chứng chỉ sạch bệnh” - ông Nguyễn Quốc Trung chia sẻ.

Phát triển bền vững hệ thống phân phối thực phẩm an toàn
Thịt MEATDeli đến với người tiêu dùng đảm bảo mức độ an toàn

Đặc biệt, Masan đang triển khai chương trình chăn nuôi an toàn theo nguyên mẫu và dự kiến đạt được chứng chỉ vào tháng 6/2023. Ngoài chứng chỉ GLOBAL GAP đã có, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ căn cứ vào kết quả của nguyên mẫu này để đàm phán với những đối tác thương mại để đảm bảo nguồn thịt heo xuất ra thị trường thế giới là có đủ tiêu chuẩn. Hiện nay, Việt Nam chưa chưa có chuẩn đó, nếu chúng ta thành công sẽ có nguồn nguyên liệu cực kỳ an toàn sạch bệnh và được công nhận bởi các tổ chức thế giới.

Tại tổ hợp MeatLife Hà Nam, nhà máy giết mổ cũng đạt tiêu chuẩn BRC - tiêu chuẩn an toàn thực phẩm hàng đầu, được công nhận tại các thị trường khắt khe nhất thế giới, là tiêu chuẩn vàng về phân phối an toàn thực phẩm. Masan MaetLife áp dụng cái quy trình 3 tuyến kiểm duyệt, heo khỏe ở trại về tới nhà máy thì được kiểm dịch bởi thú y là phải khỏe thì mới được vào nhà máy, sau khi giết mổ xong thì từng con một sẽ được lấy hạt để kiểm tra mức độ an toàn về thực phẩm trước khi đến người tiêu dùng.

“Vì vậy, chúng tôi rất tự tin với quy trình như vậy, thịt MEATDeli đến với người tiêu dùng đảm bảo mức độ an toàn, không tồn dư kháng sinh, không chất cấm, không hóc môn tăng trưởng, an toàn về mặt sinh học, tức là sẽ không có những vi sinh, vi khuẩn, virus có hại ở trong hộp thịt MEATDeli” – ông Trung nói.

Bà Lê Thị Nga – Tổng Giám đốc Công ty CP Ong Tam Đảo (Honeco) chia sẻ thêm, Honeco đã tập trung cho xây dựng quy trình, thường xuyên tập huấn cho các trang trại liên kết của mình để họ sản xuất theo quy trình nhất định của nhà máy đưa ra, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và đặc biệt là nuôi ong đúng quy trình. Thứ nhất là thời gian khai thác phải đủ chín và thứ hai là nuôi ong theo phương pháp sinh học, không sử dụng đến kháng sinh trong quá trình chăn nuôi, không sử dụng đường sắt ca rô cho ong ăn trong quá trình khai thác. Đó là điều mà Honeco kiểm soát rất chặt chẽ.

Đồng thời, trong các nhóm trang trại, Honeco sẽ lựa chọn những trang trại nào có kinh nghiệm và có uy tín nhất để kiểm soát một nhóm trang trại. Quá trình cán bộ kỹ thuật của Honeco không đến được, chính những người đó là những người kiểm soát cho những trang trại xung quanh. Họ sẽ kiểm soát việc không được sử dụng kháng sinh trong quá trình chữa bệnh cho ong, hoặc là không được cho ăn khi nguồn hoa ngoài thiên nhiên hạn chế.

Từ nguồn sản phẩm chất lượng, Honeco đã chủ động đưa sản phẩm vào các kênh phân phối như siêu thị Coop Mart, chuỗi cửa hàng thực phẩm sạch và kinh doanh trên nền tảng thương mại điện tử. Honeco cũng tự xây dựng các cửa hàng giới thiệu sản phẩm để trực tiếp phân phối các sản phẩm chính hãng đến người tiêu dùng.

Cần có sự chung tay

Mặc dù có những hiệu quả lớn, song việc xây dựng kênh phân phối thực phẩm an toàn vẫn còn nhiều hạn chế. Bà Lê Việt Nga nhấn mạnh, thời gian tới, để xây dựng được những mạng lưới, các chuỗi kinh doanh thực phẩm an toàn, không chỉ riêng ngành Công Thương có thể làm được, cũng không thể địa phương làm riêng, hay là trung ương làm riêng, mà phải có sự vào cuộc đều tay.

Để có chất lượng tốt, nhân rộng nhanh, thời gian tới, Bộ Công Thương xác định thực hiện tốt Chỉ thị của Ban bí thư, của Thủ tướng Chính phủ, thực hiện chức trách của Bộ Công Thương qua quy định tại Nghị định 96/2022/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 1/12/2022; thay thế Nghị định số 98/2017/NĐ-CP ngày 18/8/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương. Theo đó, 3 nhiệm vụ chính về an toàn thực phẩm.

Một là, Bộ Công Thương vẫn tiếp tục quản lý an toàn thực phẩm theo chuỗi đối với các nhóm mặt hàng Bộ Công Thương được giao tại Luật An toàn thực phẩm năm 2010.

Thứ hai, tiếp tục quản lý an toàn thực phẩm tại các cơ sở kinh doanh từ hai sản phẩm do hai bộ, ngành quản lý trở lên.

Thứ ba, là quản lý an toàn thực phẩm tại siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện ích, các cửa hàng ở dạng nhà kho, tổng kho và các cái loại hình kinh doanh khác.

Tuy nhiên, số lượng siêu thị, cửa hàng tiện lợi, cửa hàng chuyên doanh có chứng nhận, chứng chỉ bảo đảm an toàn thực phẩm vẫn còn hạn chế. Chưa kể, cho tới nay, 70% hàng hóa vẫn qua chợ, hàng hóa qua siêu thị mới chỉ chiếm khoảng 25%, còn lại qua kênh thương mại điện tử. “Thời gian tới, làm thế nào nhân nhanh được hạ tầng thương mại theo hướng hiện đại? Lấy nguồn vốn từ đâu, từ nước ngoài hay là từ phía người dân đóng góp, hay từ phía doanh nghiệp huy động?” – bà Nga trăn trở.

Theo đó, trong tháng 12 này, Bộ Công Thương sẽ trình Chính phủ Nghị định về quản lý và phát triển chợ, quy định rõ các chợ truyền thống sẽ được khai thác như thế nào. Nhà nước xây dựng hạ tầng thương mại ở các chợ truyền thống sạch sẽ bảo đảm an toàn thực phẩm, có những nguồn vốn cho vay để đầu tư máy móc, thiết bị giúp bảo quản thực phẩm an toàn.

Về phía các doanh nghiệp, bà Nga cho rằng, các doanh nghiệp thời gian vừa qua cũng đã nhận thức được rằng, nếu như bảo đảm được an toàn thực phẩm thì đấy là một cách xây dựng thương hiệu và phát triển bền vững nhất. Do đó, thời gian tới, doanh nghiệp cần chủ động hơn nữa trong việc kết nối với cơ quan quản lý nhà nước, hiến kế ra những điều kiện kinh doanh phù hợp, xây dựng tốt nhất mạng lưới kinh doanh thực phẩm an toàn, đóng góp vào phát triển kinh tế.

Bảo Ngọc
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: An toàn thực phẩm

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Bắc Giang phát huy vai trò của các tổ chức trong sản xuất và tiêu thụ hàng Việt

Bắc Giang phát huy vai trò của các tổ chức trong sản xuất và tiêu thụ hàng Việt

Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” tại Bắc Giang đã nhận được sự hưởng ứng tích cực của các tổ chức, cơ quan, ban, ngành.
Đắk Nông: Tăng cường xây dựng hệ thống phân phối, tiêu thụ hàng Việt Nam

Đắk Nông: Tăng cường xây dựng hệ thống phân phối, tiêu thụ hàng Việt Nam

Đắk Nông dự kiến xây dựng Điểm bán hàng Việt Nam tại huyện Đắk R’Lấp và điểm mua bán hàng hoá phục vụ sản xuất tiêu dùng miền núi huyện Đắk Mil.
Ấm lòng người lao động với những chương trình mua hàng Việt giá ưu đãi

Ấm lòng người lao động với những chương trình mua hàng Việt giá ưu đãi

Công nhân, người lao động là đối tượng luôn có nhu cầu mua sắm các sản phẩm hàng Việt Nam có chất lượng, giá ưu đãi.
Longform | Doanh nghiệp chung tay

Longform | Doanh nghiệp chung tay 'chắp cánh' hàng Việt

Doanh nghiệp sản xuất nỗ lực sản xuất; doanh nghiệp phân phối đẩy mạnh tiêu thụ hàng… Doanh nghiệp đang chung tay 'chắp cánh' cho hàng Việt.
Bình Thuận: Đưa hàng Việt về hải đảo tại huyện Phú Quý

Bình Thuận: Đưa hàng Việt về hải đảo tại huyện Phú Quý

Phiên chợ hàng Việt về hải đảo tại huyện Phú Quý, tỉnh Bình Thuận năm 2024 đã chính thức khai mạc từ ngày 10 - 12/9/2024.

Tin cùng chuyên mục

Cao Bằng: Tăng cường quảng bá, thúc đẩy tiêu thụ hàng Việt

Cao Bằng: Tăng cường quảng bá, thúc đẩy tiêu thụ hàng Việt

Sở Công Thương tỉnh Cao Bằng đã triển khai giúp đỡ doanh nghiệp tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại, giới thiệu, quảng bá hàng Việt.
Doanh nghiệp bán lẻ Việt chung tay tiêu thụ hàng Việt

Doanh nghiệp bán lẻ Việt chung tay tiêu thụ hàng Việt

Hiện nay, các doanh nghiệp bán lẻ, siêu thị thuần Việt đã và đang chung tay tiêu thụ các sản phẩm, hàng hoá Việt phục vụ cho người tiêu dùng nội địa.
Hải Dương lan tỏa Cuộc vận động

Hải Dương lan tỏa Cuộc vận động 'Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam'

Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” tiếp tục được các cấp, ngành tỉnh Hải Dương lan tỏa sâu rộng.
Thái Bình: Doanh nghiệp vào cuộc sản xuất và tiêu thụ hàng Việt Nam

Thái Bình: Doanh nghiệp vào cuộc sản xuất và tiêu thụ hàng Việt Nam

Điểm sáng Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam tại Thái Bình thời gian qua là các doanh nghiệp đã tích cực sản xuất và tiêu thụ hàng Việt.
Hà Nội: Đưa hàng Việt đến gần hơn với người tiêu dùng ngoại thành

Hà Nội: Đưa hàng Việt đến gần hơn với người tiêu dùng ngoại thành

Cùng với các hoạt động kết nối, việc tổ chức Tuần hàng Việt tại các huyện ngoại thành góp phần tạo hiệu ứng tích cực từ doanh nghiệp và từ phía người tiêu dùng.
Tăng độ phủ của hàng Việt

Tăng độ phủ của hàng Việt

Hàng Việt không chỉ được người tiêu dùng trong nước ưu tiên sử dụng, mà độ phủ hàng Việt ngày càng sâu rộng cả trên kênh hiện đại lẫn kênh truyền thống.
Khai mạc Tuần hàng Việt thành phố Hà Nội năm 2024 tại huyện Đan Phượng

Khai mạc Tuần hàng Việt thành phố Hà Nội năm 2024 tại huyện Đan Phượng

Tối 5/9, Sở Công Thương Hà Nội phối hợp với UBND huyện Đan Phượng tổ chức khai mạc Tuần hàng Việt thành phố Hà Nội năm 2024.
Hàng Việt ‘chiếm sóng’ tại kênh phân phối dịp nghỉ lễ 2/9

Hàng Việt ‘chiếm sóng’ tại kênh phân phối dịp nghỉ lễ 2/9

Với mức giá cả phù hợp, mẫu mã phong phú, hàng Việt đang ‘chiếm sóng’ tại các kênh phân phối trong dịp nghỉ lễ 2/9 vừa qua.
Khuyến mại kích cầu cần đi kèm với chất lượng hàng hoá

Khuyến mại kích cầu cần đi kèm với chất lượng hàng hoá

Khuyến mại là hoạt động thu hút đông người tiêu dùng, tuy nhiên, chất lượng hàng hoá tại các phiên khuyến mại từ trước đến nay vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề.
Tăng sức cạnh tranh hàng Việt: Cần những giải pháp tổng thể

Tăng sức cạnh tranh hàng Việt: Cần những giải pháp tổng thể

Thông qua hàng loạt tổng kho ngoại quan sát biên giới, doanh nghiệp Trung Quốc đẩy mạnh đưa hàng hóa vào Việt Nam khiến hàng Việt chịu sức ép không nhỏ.
Thị trường Halal: Mảnh đất hứa cho hàng Việt

Thị trường Halal: Mảnh đất hứa cho hàng Việt

Thị trường Halal có quy mô hàng nghìn tỷ USD mỗi năm và ngày một tăng. Đây là cơ hội rất lớn cho hàng Việt mở rộng thị trường sang các nước Hồi giáo.
Tiếp sức cho hàng Việt

Tiếp sức cho hàng Việt

Trong bối cảnh sức mua yếu, việc triển khai đồng bộ nhiều giải pháp sẽ góp phần kích cầu tiêu dùng, 'tiếp sức' cho hàng Việt tại ngay thị trường nội địa.
Yên Bái: Hỗ trợ doanh nghiệp chinh phục người tiêu dùng Việt

Yên Bái: Hỗ trợ doanh nghiệp chinh phục người tiêu dùng Việt

Thời gian qua, Sở Công Thương tỉnh Yên Bái đã triển khai nhiều giải pháp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp chinh phục người tiêu dùng Việt.
Kết nối đưa hàng Việt vào hệ thống siêu thị

Kết nối đưa hàng Việt vào hệ thống siêu thị

Việc kết nối giao thương sẽ đưa sản phẩm nông sản đặc sản của các vùng nói riêng và hàng Việt nói chung vào hệ thống phân phối rộng khắp cả nước.
Khai mạc ngày hội kết nối, sử dụng sản phẩm của Khối các cơ quan Trung ương tại TP. Hồ Chí Minh

Khai mạc ngày hội kết nối, sử dụng sản phẩm của Khối các cơ quan Trung ương tại TP. Hồ Chí Minh

Sự kiện nhằm tăng cường kết nối, sử dụng sản phẩm trong ngành giữa các cơ quan, doanh nghiệp Khối các cơ quan Trung ương tại TP. Hồ Chí Minh.
Trung tâm đặc sản Việt Nam: Hỗ trợ quảng bá, tiêu thụ hàng Việt Nam

Trung tâm đặc sản Việt Nam: Hỗ trợ quảng bá, tiêu thụ hàng Việt Nam

Trung tâm đặc sản Việt Nam vừa được khánh thành tại TP. Châu Đốc (An Giang), là nơi quảng bá, tiêu thụ hàng Việt Nam.
Thúc đẩy thương hiệu

Thúc đẩy thương hiệu 'Hồ tiêu Lộc Ninh' phát triển

Lộc Ninh (Bình Phước) đã trở thành 1 trong 2 địa phương đầu tiên trong cả nước, sau Chư Sê (Gia Lai) được cấp chứng nhận nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm hồ tiêu.
Bắc Ninh đẩy mạnh xây dựng Điểm bán hàng Việt Nam

Bắc Ninh đẩy mạnh xây dựng Điểm bán hàng Việt Nam

Cùng với công tác tuyên truyền, vận động, việc xây dựng triển khai mô hình Điểm bán hàng Việt Nam được các đơn vị trong tỉnh Bắc Ninh tích cực tham gia.
Thanh Hóa: Chủ thể OCOP cần sáng tạo để tăng khả năng cạnh tranh, đưa sản phẩm ra thị trường lớn

Thanh Hóa: Chủ thể OCOP cần sáng tạo để tăng khả năng cạnh tranh, đưa sản phẩm ra thị trường lớn

Sản phẩm OCOP ở Thanh Hóa đã thúc đẩy kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập cho người dân, nhưng để đưa sản phẩm ra thị trường lớn thì cần cách làm sáng tạo.
Thủ tướng Chính phủ: Tăng cường hình thành các chuỗi liên kết hàng thuần Việt

Thủ tướng Chính phủ: Tăng cường hình thành các chuỗi liên kết hàng thuần Việt

Đây là nội dung đáng lưu ý tại Chỉ thị số 29/CT-TTg ngày 27/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về kích cầu tiêu dùng, hỗ trợ sản xuất, kinh doanh...
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động