Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam: Thấy gì từ chặng đường dài quá khứ?

Để có nguồn điện nền phục vụ phát triển bền vững, tránh phụ thuộc vào năng lượng nhập khẩu, phương án phát triển điện hạt nhân cũng cần được nghiên cứu, xem xét

Những ngày này, khi kỳ họp thứ 3, Quốc hội khoá XV vẫn đang bàn thảo nhiều vấn đề quốc kế dân sinh cho hiện tại và tương lai thì câu chuyện điện hạt nhân lại 1 lần nữa được nhắc đến và đã trở thành đề tài nóng không chỉ trong nghị trường mà còn trên các diễn dàn khác nhau.

Câu chuyện từ hơn 10 năm trước

Nhằm đáp ứng nhu cầu điện cho phát triển kinh tế xã hội cũng như đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, trên cơ sở xem xét Tờ trình số 08/TTr-CP của Chính phủ ngày 30/9/2009; Báo cáo thẩm tra số 739/BC-UBKHCNMT 12 ngày 20/10/2009 của Ủy ban khoa học, công nghệ và môi trường của Quốc hội và Tờ trình bổ sung của Chính phủ số 15/TTr-CP ngày 23/10/2009; các báo cáo khác của Chính phủ về việc xin chủ trương đầu tư Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận và ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội, ngày 25/11/2009, tại kỳ họp thứ 6 khoá XII, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số: 41/2009/QH12 về chủ trương đầu tư dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.

Theo đó, Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận, gồm 2 nhà máy với tổng công suất 4.000 MW. Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 (2x1.000 MW) đặt tại xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận; Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 2 (2x1.000 MW) đặt tại xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận.

Tổng mức đầu tư: dự toán khoảng 200.000 tỷ đồng (tại thời điểm lập Dự án, quý IV năm 2008). Công nghệ chính: công nghệ lò nước nhẹ cải tiến, thế hệ lò hiện đại nhất, đã được kiểm chứng, bảo đảm tuyệt đối an toàn và hiệu quả kinh tế tại thời điểm lập dự án đầu tư.

Nhà máy 1 sẽ khởi công xây dựng vào năm 2014, đưa tổ máy đầu tiên vận hành vào năm 2020; Thời gian khởi công nhà máy 2 sẽ căn cứ tình hình thực tế, Quốc hội sẽ quyết định sau khi có báo cáo của Chính phủ.

Tại thời điểm trình, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nên nhu cầu tăng trưởng điện là từ 17-20% nhưng nguồn năng lượng trong nước không đáp ứng được, nguồn năng lượng sơ cấp nhập khẩu rất cao.

Để được Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư, quá trình chuẩn bị phát triển điện hạt nhân đã trải qua rất nhiều năm với nhiều nghiên cứu kỹ lưỡng, đáp ứng các tiêu chí khắt khe của quốc tế. Sau khi có một bộ hồ sơ đầy đủ, ngày 3/9/2008, Chính phủ đã có quyết định số 1201/QĐ-TTg về việc thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định báo cáo đầu tư dự án nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận.

Sau khi có Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ đã chỉ đạo các bộ ngành, địa phương thực hiện các bước chuẩn bị đầu tư xây dựng dự án.

Ngày 17 tháng 06 năm 2010, Chính phủ có Quyết định số: 906/QĐ-TTg phê duyệt định hướng quy hoạch phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam giai đoạn đến năm 2030.

Trong thời gian này, các văn bản quy định về an ninh, an toàn, kỹ thuật, đào tạo nhân sự, xử lý môi trường, truyền thông…đã được ban hành. Các chương trình hợp tác quốc tế với các đối tác như Nga, Nhật Bản…được đẩy mạnh. Hàng trăm hội thảo tiếp tục được tổ chức.

Công tác đền bù, giải phóng mặt bằng; công tác xây dựng các công trình phụ trợ cũng được triển khai. Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cũng đã cử hàng nghìn sinh viên đi học tập tại các trường đại học chuyên ngành ở Nga, Nhật Bản…

Tuy nhiên, năm 2016, CP xin ý kiến QH dừng dự án này. Tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội XIV, sau khi xem xét Tờ trình số 513/TTr-CP ngày 03 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ, Báo cáo thẩm tra số 18/BC-UBKHCNMT14 ngày 09 tháng 11 năm 2016 của Ủy ban khoa học, công nghệ và môi trường của Quốc hội về việc dừng thực hiện chủ trương đầu tư Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận và ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội, ngày 22/11/2016, Quốc hội đã biểu quyết dừng thực hiện chủ trương đầu tư Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.

Lý do được người phát ngôn Chính phủ đưa ra là: “Nguyên nhân dừng không phải do công nghệ mà do điều kiện kinh tế Việt Nam hiện nay. Việt Nam còn phải tập trung vốn đầu tư cho các dự án trọng điểm quốc gia như sân bay Long Thành, đường cao tốc Bắc-Nam, đường sắt Bắc-Nam và các dự án khác như xử lý biến đổi khí hậu, hạn hán miền Trung, Tây Nguyên, ngập mặn miền Tây Nam Bộ…

Ngày 20/4/2016, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (nay là Chủ tịch nước) đã kí quyết định thành lập ban công tác liên ngành xử lý công việc khi dừng đầu tư dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.

Các Bộ, ban, ngành và Ninh Thuận đã cùng vào cuộc giải quyết những công việc cụ thể.

Đặc biệt, để hỗ trợ cho Ninh Thuận, trong Nghị quyết số 31/2016/QH14 ngày 22 tháng 11 năm 2016 về dừng thực hiện chủ trương đầu tư Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận, Quốc hội giao Chính phủ 3 nhóm nhiệm vụ chính, thực hiện một số cơ chế, chính sách hỗ trợ tỉnh Ninh Thuận phát triển kinh tế - xã hội, ổn định sản xuất và đời sống Nhân dân và phát triển năng lượng tái tạo.

Báo cáo của Ninh Thuận cho thấy, qua 5 năm triển khai, tình hình kinh tế - xã hội duy trì ổn định và tăng trưởng khá, một số lĩnh vực có chuyển biến tích cực. Tốc độ tăng GRDP giai đoạn 2016-2020 bình quân đạt 10,2%/năm, quy mô nền kinh tế tiếp tục được mở rộng, tăng gấp 2,16 lần năm 2015; GRDP bình quân đạt 60,1 triệu đồng/người, tăng 2,17 lần so với năm 2015 thu hẹp nhanh hơn khoảng cách so với cả nước, từ bằng 60,6% bình quân của cả nước năm 2015, lên 88,5% năm 2020; thu ngân sách tăng nhanh, tăng bình quân 12,8%/năm, tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 78.015 tỉ đồng, tăng 2,35 lần so với giai đoạn trước.

Tại buổi làm việc với thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho ý kiến về báo cáo giám sát 5 năm thực hiện nghị quyết Nghị quyết số 31/2016/QH14, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho rằng, chủ trương dừng nhà máy điện hạt nhân là hoàn toàn đúng đắn.

Phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam: Thấy gì từ chặng đường dài quá khứ?
Địa điểm quy hoạt nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận

Hiện tại và tương lai

Kể từ sau năm 2016 cho đến năm 2020, câu chuyện điện hạt nhân dường như ít được nhắc tới cho đến khi Dự thảo Quy hoạch điện VIII được triển khai trong bối cảnh tình hình kinh tế trong nước và thế giới có nhiều thay đổi.

Tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội XV, câu chuyện điện hạt nhân được chú ý khi Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho rằng, chúng ta mới chỉ dừng điện hạt nhân chứ không phải bỏ hẳn. Do đó không bỏ địa điểm xây dựng nhà máy điện hạt nhân như đã quy hoạch và chờ các cấp có thẩm quyền quyết định.

Liên quan đến vấn đề này, Bộ trưởng đã phân tích nhiều yếu tố khách quan, chủ quan của tình hình kinh tế - xã hội trong nước và thế giới để đưa ra những lập luận xác đáng.

Trước đó, tại thông báo của Văn phòng Chính phủ, nêu kết luận của tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về quy hoạch điện VIII, lãnh đạo Chính phủ đồng ý "tiếp tục nghiên cứu chủ trương phát triển điện hạt nhân thành chuyên đề riêng, để báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, cho ý kiến".

Trong báo cáo giám sát Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội thực hiện nghị quyết số 31/2016/QH14 cũng đề nghị Chính phủ xem xét tạm giữ Quy hoạch đối với các vị trí dự kiến xây dựng Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và 2 cho đến khi cấp có thẩm quyền quyết định chính thức về vấn đề này.

Tại kỳ họp, nhiều đại biểu Quốc hội đã nêu ý kiến muốn giải quyết dứt điểm vấn đề điện hạt nhân nhưng chủ yếu là liên quan đến vấn đề giải quyết những khó khăn cho người dân ở vùng được Quy hoạch.

Trong khi đó nhiều đại biểu đồng tình với ý kiến của Bộ trưởng Bộ Công Thương.

Trên thực tế với tốc độ phát triển kinh tế nhanh hiện nay và tương lai, nhu cầu về điện của Việt Nam là rất lớn. Trong khi đó, các nguồn thuỷ điện hết tiềm năng mở rộng; điện than hạn chế phát triển, ảnh hưởng đến môi trường; điện khí và điện năng lượng tái tạo chưa bảo đảm khả năng phát triển bền vững. Bên cạnh đó, các yếu tố địa chính trị phức tạp trên thế giới cùng những biến đổi khó lường bởi dịch bệnh, biến đổi khí hậu …có thể làm đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu và có thể ảnh hưởng đến Việt Nam bất cứ lúc nào.

Quan điểm của Đảng và Nhà nước là “điện phải đi trước một bước” và tránh để phụ thuộc do đó việc phát triển điện hạt nhân trong tương lai gần cũng là điều cần xem xét. Đây cũng là xu hướng chung của nhiều nước trên thế giới.

Các chuyên gia cho rằng, với công nghệ tiên tiến, quy trình quản lý, vận hành nghiêm ngặt, điện hạt nhân không phải là mối lo ngại lớn.

Trong báo cáo của Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội cũng đã chỉ rõ. “Để bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia và phát triển kinh tế độc lập, tự chủ của đất nước, bảo đảm an ninh cho hệ thống điện với nhu cầu đa dạng nguồn phát, đặc biệt là bảo đảm nguồn phát nền cho nguồn điện tái tạo đang bùng nổ trong thời gian gần đây, theo lộ trình giảm phát thải tiến tới đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, điện hạt nhân là vấn đề cần được nghiên cứu, xem xét trong quá trình phát triển ngành năng lượng nước ta giai đoạn tiếp theo”.

Có lẽ, chủ trương phát triển điện hạt nhân tại Việt Nam không phải là câu chuyện mới và có lẽ cần “tái khởi động” trước đòi hỏi thực tiễn hiện nay.

Đình Dũng
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Điện hạt nhân

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Tiếp tục hoàn thiện chính sách, thúc đẩy các dự án năng lượng trọng điểm

Tiếp tục hoàn thiện chính sách, thúc đẩy các dự án năng lượng trọng điểm

Đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện cơ chế, chính sách; thúc đẩy các dự án năng lượng trọng điểm là khuyến nghị của chuyên gia nhằm đảm bảo cung an ninh năng lượng.
Cơ hội nhận 10.000 USD từ chương trình khởi nghiệp sáng tạo trong lĩnh vực hiệu quả năng lượng

Cơ hội nhận 10.000 USD từ chương trình khởi nghiệp sáng tạo trong lĩnh vực hiệu quả năng lượng

Nhiều cơ hội cho sinh viên Việt Nam thông qua chương trình “Thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo trong lĩnh vực hiệu quả năng lượng” (AIS4EE).
Nội địa hóa điện gió ngoài khơi - động lực để ngành dầu khí phát triển bền vững

Nội địa hóa điện gió ngoài khơi - động lực để ngành dầu khí phát triển bền vững

Kết luận 76-KL/TW đã mở ra con đường lớn cho doanh nghiệp Việt chủ động xây dựng chiến lược, lộ trình phát triển điện gió ngoài khơi, nhằm phát triển bền vững.
Công trình đường dây 500kV mạch 3 là biểu tượng của sức mạnh niềm tin và sự đoàn kết

Công trình đường dây 500kV mạch 3 là biểu tượng của sức mạnh niềm tin và sự đoàn kết

Phát biểu tại Lễ khánh thành đường dây 500kV mạch 3, Thủ tướng Chính phủ đánh giá công trình là biểu tượng của sức mạnh niềm tin và sự đoàn kết của Việt Nam
Đẩy mạnh ứng dụng thành tựu cách mạng công nghiệp 4.0 để đảm bảo an ninh năng lượng

Đẩy mạnh ứng dụng thành tựu cách mạng công nghiệp 4.0 để đảm bảo an ninh năng lượng

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Chương trình ứng dụng thành tựu của Cách mạng 4.0 để đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.

Tin cùng chuyên mục

Bộ Công Thương góp sức trong kỳ tích đường dây 500kV mạch 3

Bộ Công Thương góp sức trong kỳ tích đường dây 500kV mạch 3

Thành công của dự án đường dây 500kV mạch 3 có sự quyết tâm nỗ lực rất lớn của Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương, người lao động, trong đó có Bộ Công Thương.
Đảm bảo an toàn lưới điện miền Trung – Tây Nguyên dịp Quốc khánh

Đảm bảo an toàn lưới điện miền Trung – Tây Nguyên dịp Quốc khánh

PTC 3 đã chủ động phổi hợp với các lực lượng an ninh để đảm bảo an toàn hệ thống lưới truyền tải điện khu vực miền Trung - Tây Nguyên dịp Quốc khánh.
Quyết tâm vượt khó, đảm bảo tiến độ các dự án trọng điểm ngành năng lượng

Quyết tâm vượt khó, đảm bảo tiến độ các dự án trọng điểm ngành năng lượng

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì phiên họp thứ 3 của Ban Chỉ đạo nhà nước các chương trình,công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành năng lượng.
TKV khẳng định vị thế một trong 3 trụ cột năng lượng quốc gia

TKV khẳng định vị thế một trong 3 trụ cột năng lượng quốc gia

Với những thành tựu nổi bật, Tập đoàn Công nghiệp – Than Khoáng sản Việt Nam đã khẳng định là một trong 3 trụ cột của đất nước trong đảm bảo an ninh năng lượng.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Trương Thanh Hoài làm việc với NSMO

Thứ trưởng Bộ Công Thương Trương Thanh Hoài làm việc với NSMO

Ngày 20/8, tại Hà Nội, Thứ trưởng Trương Thanh Hoài đã làm việc với Ban lãnh đạo Công ty TNHH MTV vận hành hệ thống điện và thị trường điện Quốc gia (NSMO).
Bộ Công Thương phê duyệt Điều lệ của công ty có vốn 776 tỷ đồng

Bộ Công Thương phê duyệt Điều lệ của công ty có vốn 776 tỷ đồng

Bộ Công Thương vừa có Quyết định 2173 phê duyệt Điều lệ của Công ty TNHH MVT vận hành hệ thống điện và thị trường điện quốc gia (NSMO).
Bàn giao A0 (NSMO) về Bộ Công Thương

Bàn giao A0 (NSMO) về Bộ Công Thương

Ngày 12/8/2024, tại Hà Nội đã diễn ra lễ bàn giao A0 (tên mới NSMO) từ Uỷ ban quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp về Bộ Công Thương quản lý.
Sứ mệnh mới của A0 với tên gọi mới

Sứ mệnh mới của A0 với tên gọi mới

Sau 30 năm hoạt động, Trung tâm điều độ hệ thống điện quốc gia (A0) đã hoàn thành sứ mệnh của mình và tiếp tục giữ vai trò nhạc trưởng trong giai đoạn mới.
Chính thức chuyển A0 về Bộ Công Thương

Chính thức chuyển A0 về Bộ Công Thương

Chính phủ vừa có Quyết định phê duyệt chủ trương chuyển A0 (tên mới là công ty TNHH MTV vận hành hệ thống điện và thị trường điện quốc gia) về Bộ Công Thương.
Chính phủ phê duyệt Thành lập Công ty vận hành hệ thống điện và thị trường điện quốc gia

Chính phủ phê duyệt Thành lập Công ty vận hành hệ thống điện và thị trường điện quốc gia

Thủ tướng Chính phủ vừa có Quyết định phê duyệt chủ trương thành lập Công ty vận hành hệ thống điện và thị trường điện quốc gia (NSMO).
Truyền tải điện Hà Nội: 10 ngày canh lũ đảm bảo an toàn cho đường dây 220kV

Truyền tải điện Hà Nội: 10 ngày canh lũ đảm bảo an toàn cho đường dây 220kV

Do ảnh hưởng của mưa bão, nước lũ dâng cao tại nhiều khu vực ở Hà Nội gây nguy cơ mất an toàn cho đường dây 220kV đoạn đi qua xã Đông Yên - Quốc Oai.
Việt Nam - Brazil hướng tới hợp tác quốc phòng, nông nghiệp và năng lượng tái tạo

Việt Nam - Brazil hướng tới hợp tác quốc phòng, nông nghiệp và năng lượng tái tạo

Việt Nam và Brazil tổ chức tọa đàm về giải pháp thúc đẩy quan hệ Việt Nam Brazil trong đó hướng tới hợp tác quốc phòng, nông nghiệp và năng lượng tái tạo.
Bình Thuận: Ứng dụng UAV trong quản lý vận hành lưới điện

Bình Thuận: Ứng dụng UAV trong quản lý vận hành lưới điện

Truyền tải điện Bình Thuận ứng dụng UAV kết hợp với công nghệ Lidar góp phần nâng cao hiệu quả trong quản lý vận hành hệ thống lưới truyền tải điện Quốc gia.
Bộ Công Thương gửi thẩm định dự thảo Luật Điện lực sửa đổi

Bộ Công Thương gửi thẩm định dự thảo Luật Điện lực sửa đổi

Bộ Công Thương vừa có văn bản gửi Bộ Tư pháp đề nghị thẩm định hồ sơ dự án Luật Điện lực sửa đổi.
Ninh Thuận: Chủ động trước nguy cơ mất an toàn lưới truyền tải điện mùa khô

Ninh Thuận: Chủ động trước nguy cơ mất an toàn lưới truyền tải điện mùa khô

Do thời tiết khắc nghiệt, hệ thống lưới điện truyền tải Quốc gia qua địa bàn tỉnh Ninh Thuận luôn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn, nhất là vào cao điểm mùa khô.
Đảm bảo cung ứng điện mùa khô trong khi hỗ trợ Dự án đường dây 500kV mạch 3

Đảm bảo cung ứng điện mùa khô trong khi hỗ trợ Dự án đường dây 500kV mạch 3

Công ty Truyền tải điện 3 nỗ lực đảm bảo cung ứng điện mùa khô trong khi tăng cường gần 230 cán bộ, công nhân viên hỗ trợ thi công dự án 500 kV mạch 3.
Vận hành các hồ chứa trên lưu vực sông Hồng thời gian cuối mùa cạn năm 2024

Vận hành các hồ chứa trên lưu vực sông Hồng thời gian cuối mùa cạn năm 2024

Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa có Công văn số 3274/BTNMT-TNN gửi Bộ Công Thương, EVN về việc vận hành các hồ chứa trên lưu vực sông Hồng vào cuối mùa cạn 2024.
Vì sao phải thực hiện điều chỉnh phụ tải điện?

Vì sao phải thực hiện điều chỉnh phụ tải điện?

Điều chỉnh phụ tải (DR) là một trong những giải pháp quan trọng thực hiện chương trình quốc gia về quản lý nhu cầu điện.
Nhiều góp ý xây dựng Dự thảo Nghị định về Kinh doanh xăng dầu

Nhiều góp ý xây dựng Dự thảo Nghị định về Kinh doanh xăng dầu

Đánh giá cao những điểm mới tại Dự thảo Nghị định về Kinh doanh xăng dầu, nhưng nhiều ý kiến vẫn cho rằng, cần sửa đổi một số nội dung tại Nghị định.
Sự cần thiết của việc ban hành Nghị định về Kinh doanh xăng dầu

Sự cần thiết của việc ban hành Nghị định về Kinh doanh xăng dầu

Sáng 14/5, tại Hà Nội, Bộ Công Thương phối hợp với VCCI tổ chức hội thảo góp ý dự thảo Nghị định về Kinh doanh xăng dầu.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động