Tình tiết mới vụ xuất lậu hơn 1 triệu USD nhuộm đen ra nước ngoài: Ai tiếp tay? Hải quan sân bay Tân Sơn Nhất bắt giữ ngăn chặn đối tượng mang 1 triệu USD nhuộm đen ra nước ngoài |
Ngày 15/9/2022, Đội thủ tục hành lý xuất - Chi cục Hải quan sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất (Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh) qua kiểm tra hành lý của khách xuất cảnh đã phát hiện và bắt giữ vụ việc 2 hành khách đi chuyến bay VJ803 khởi hành từ Tân Sơn Nhất đi Bangkok - Thái Lan xuất trái phép 1 triệu USD đã nhuộm đen.
1 triệu USD bị nhuộm đen ở sân bay Tân Sơn Nhất bị phát hiện |
Số ngoại tệ này gồm 12 cọc (mỗi cọc gồm 10 tét; tổng cộng 10.518 tờ) giấy màu đen có in hình của đồng tiền mệnh giá 100 USD. Hai hành khách vận chuyển số ngoại tệ này là ông T.C.T (sinh năm 1972) và ông N.K.V (sinh năm 1976), đều Quốc tịch Việt Nam.
Hiện tang vật đã được tạm giữ và các lực lượng chức năng đang điều tra làm rõ vụ việc.
Sau các bài phản ánh về vụ việc này trên Vuasanca , nhiều độc giả đang băn khoăn về việc, vậy được mang tối đa bao nhiêu tiền ra nước ngoài hay mang nhiều tiền mặt khi đi ra nước ngoài có buộc phải khai báo không?
Hiện theo Thông tư 15/2011/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định việc mang ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt của cá nhân khi xuất cảnh, nhập cảnh, tại Điều 2, đã quy định mức ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt phải khai báo Hải quan cửa khẩu khi xuất cảnh, nhập cảnh.
Cụ thể, (khoản 1): Cá nhân khi xuất cảnh, nhập cảnh qua các cửa khẩu quốc tế của Việt Nam bằng hộ chiếu mang theo ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt trên mức quy định dưới đây phải khai báo Hải quan cửa khẩu: 5.000 USD hoặc các loại ngoại tệ khác có giá trị tương đương; 15.000.000 VNĐ.
Trường hợp cá nhân nhập cảnh mang theo ngoại tệ tiền mặt bằng hoặc thấp hơn mức 5.000 USD hoặc các loại ngoại tệ khác có giá trị tương đương và có nhu cầu gửi số ngoại tệ tiền mặt này vào tài khoản thanh toán bằng ngoại tệ của cá nhân mở tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được phép hoạt động ngoại hối (sau đây gọi chung là tổ chức tín dụng được phép), cũng phải khai báo Hải quan cửa khẩu.
Tờ khai nhập cảnh - xuất cảnh có xác nhận của Hải quan cửa khẩu về số ngoại tệ tiền mặt mang vào là cơ sở để tổ chức tín dụng được phép cho gửi ngoại tệ tiền mặt vào tài khoản thanh toán.
Mức ngoại tệ tiền mặt và đồng Việt Nam tiền mặt quy định phải khai báo Hải quan cửa khẩu quy định tại Khoản 1 Điều này không áp dụng đối với những cá nhân mang theo các loại phương tiện thanh toán, giấy tờ có giá bằng ngoại tệ hoặc bằng đồng Việt Nam như séc du lịch, thẻ ngân hàng, sổ tiết kiệm, các loại chứng khoán và các loại giấy tờ có giá khác.
Thông tư cũng quy định Giấy tờ xuất trình cho Hải quan cửa khẩu khi cá nhân xuất cảnh theo ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt phải khai báo.
Cụ thể, cá nhân xuất cảnh mang theo ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt vượt mức quy định tại Khoản 1 Điều 2 của Thông tư này hoặc vượt số mang vào đã khai báo Hải quan cửa khẩu khi nhập cảnh lần gần nhất, phải xuất trình cho Hải quan cửa khẩu: Giấy xác nhận mang ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt ra nước ngoài (sau đây gọi là Giấy xác nhận) do tổ chức tín dụng được phép cấp phù hợp với quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối.
Hoặc văn bản chấp thuận cho cá nhân mang ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt ra nước ngoài do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp.
Cá nhân xuất cảnh mang theo ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt vượt mức quy định tại khoản 1 Điều 2 của Thông tư này, nhưng không vượt quá số lượng đã mang vào phải xuất trình cho Hải quan cửa khẩu Tờ khai nhập cảnh - xuất cảnh có xác nhận của Hải quan cửa khẩu về số ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt đã mang vào khi nhập cảnh lần gần nhất, không cần phải có Giấy xác nhận của tổ chức tín dụng được phép.
Tờ khai nhập cảnh - xuất cảnh có xác nhận của Hải quan cửa khẩu về số ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt đã mang vào khi nhập cảnh lần gần nhất chỉ có giá trị cho cá nhân mang ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt ra nước ngoài khi xuất cảnh lần tiếp theo trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày ghi trên Tờ khai nhập cảnh - xuất cảnh.
"Cá nhân mang ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt khi xuất cảnh, nhập cảnh vi phạm các quy định tại Thông tư này, tùy theo tính chất và mức độ vi phạm, sẽ bị xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật" - Thông tư 15/2011/TT-NHNN nêu.
Trao đổi với phóng viên Vuasanca , bình luận về vụ việc xuất lậu 1 triệu USD nhuộm đen bị Hải quan sân bay Tân Sơn Nhất phát hiện, Luật sư Nghiêm Quang Vinh, Giám đốc Công ty Luật Nghiêm Quang, Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội cho biết, chúng ta cần kiểm tra để xác định xem đó là USD thật bị nhuộm đen hay không và sau đó làm mất màu thành tiền thật, để xử lý theo điều 189 Bộ Luật hình sự.
Cụ thể, điều 189, Bộ Luật Hình sự quy định về tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới có nêu, người nào vận chuyển qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại trái pháp luật hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý, phạm tội trong trường hợp vật phạm pháp trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.
Ngoài ra, còn có Điều 10, Nghị định số 128/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan về: Vi phạm quy định về khai hải quan của người xuất cảnh, nhập cảnh đối với ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt, công cụ chuyển nhượng, vàng, kim loại quý khác, đá quý.