Điều này là cần thiết khi ASEAN chuẩn bị đàm phán các FTA mới với các đối tác đối thoại trong tương lai, nhất là có nhiều quốc gia đã thể hiện mong muốn đàm phán thương mại với ASEAN, như Liên minh Châu Âu (EU) và Liên minh Kinh tế Á- Âu (EAEU).
ASEAN là một khu vực hấp dẫn trong các cuộc đàm phán FTA vì tăng trưởng kinh tế. Tại Hội nghị Nhóm Đặc trách cấp cao về Hội nhập kinh tế ASEAN lần này, ASEAN đã thống nhất các cuộc đàm phán FTA nên bắt đầu ngay sau khi kết thúc các cuộc đàm phán Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), dự kiến sẽ được kết thúc trong năm nay. Ngoài ra, ASEAN đã quyết định dựa vào Tổ chức Thương mại Thế giới để giải quyết tranh chấp thương mại đa phương. Khối này cũng đồng ý cải thiện quản lý quy tắc thương mại của ASEAN và giảm các rào cản phi thuế quan giữa các thành viên. Năm nay, ASEAN, sẽ tập trung vào ba lĩnh vực chính bao gồm 13 vấn đề kinh tế quan trọng.
Ba lĩnh vực chính sẽ là định hướng tương lai, tăng cường kết nối và bền vững. Kế hoạch định hướng trong tương lai bao gồm các kế hoạch chuẩn bị để ASEAN thích ứng trong Cách mạng Công nghiệp 4.0. Mục tiêu kết nối nâng cao nhằm mục đích thúc đẩy liên kết của khu vực. Về mặt bền vững, Thái Lan là nước Chủ tịch ASEAN 2019 sẽ đưa ra các hướng dẫn để thúc đẩy hợp tác thủy sản bền vững và phát triển thị trường vốn cũng như thiết lập trung tâm mạng lưới nghiên cứu và phát triển về nhiên liệu sinh học và năng lượng trong ASEAN. Thương mại giữa Thái Lan và ASEAN đã tăng 13% trong năm ngoái lên 14 tỷ USD, với xuất khẩu đạt 68,4 tỷ USD và nhập khẩu đạt 45,5 tỷ USD. Thái Lan được hưởng thặng dư thương mại trị giá 22,9 tỷ USD với ASEAN.