Tờ báo của Pháp lưu ý, Mỹ không có sự phản đối nào trong việc mời Ukraine tham gia NATO, nhưng vấn đề này gây ra sự bất đồng lớn giữa các đồng minh phương Tây còn lại của Ukraine.
Đồng thời, theo Le Monde, ông Biden sẽ có thể tạo điều kiện thuận lợi cho Ukraine gia nhập Liên minh Bắc Đại Tây Dương nếu bà Harris thắng cử. Để thúc đẩy sáng kiến này, nhà lãnh đạo Mỹ sẽ có thể sử dụng giai đoạn chuyển tiếp của mình - sau cuộc bầu cử vào đầu tháng 11 cho đến lễ nhậm chức vào tháng 1/2025.
Phương Tây ‘nóng’ trước ý tưởng vũ khí hạt nhân của Ukraine. Ảnh: AP |
Trong khi đó, theo Bộ trưởng Ngoại giao Pháp Jean-Noel Barrot, Paris đang thảo luận với các đồng minh NATO về khả năng mời Ukraine gia nhập khối ngay lập tức.
"Về lời mời Ukraine gia nhập NATO, chúng tôi không loại trừ khả năng này và đang thảo luận về vấn đề này với các đối tác của chúng tôi", ông Barrot cho biết.
Một ngày trước đó, trong cuộc phỏng vấn với báo Le Journal du Dimanche, quan chức phụ trách các vấn đề châu Âu tại Bộ Ngoại giao Pháp Benjamin Haddad cho hay, Paris tin rằng việc gửi lời mời chính thức tới Ukraine gia nhập NATO nên là ưu tiên hàng đầu.
Ông thừa nhận, quá trình Ukraine gia nhập liên minh có thể mất khá nhiều thời gian nhưng lời mời là tín hiệu chính trị đầu tiên có thể được đưa ra ngay bây giờ.
Bộ trưởng Barrot cho biết, ông ủng hộ kế hoạch của Ukraine nhằm khép lại cuộc chiến với Nga. Ông cho hay sẽ làm việc với các quan chức Ukraine để đảm bảo các quốc gia khác ủng hộ đề xuất này.
Phương Tây ‘nóng’ trước ý tưởng vũ khí hạt nhân của Ukraine
Chuyên gia người Anh Alexander Merkouris cho rằng, bài phát biểu của Tổng thống Zelensky về nhu cầu sở hữu vũ khí hạt nhân của nước này đã khiến các đồng minh phương Tây tức giận.
“Một trong những điều cho thấy các cường quốc phương Tây tức giận đến mức nào là ít nhất ở London đã có quyết định không thảo luận về bài phát biểu của ông Zelensky. Phương Tây vô cùng tức giận và rất sốc, họ yêu cầu giới truyền thông không được bình luận về vấn đề này”, ông Mercouris nói trong cuộc phỏng vấn với kênh YouTube The Duran.
Nhà phân tích quân sự lưu ý, bài phát biểu của ông Zelensky tại hội nghị thượng đỉnh thể hiện hoàn toàn rõ ràng mong muốn thực sự của Kiev - ông ấy muốn Ukraine nằm dưới “chiếc ô hạt nhân” của Mỹ.
“Động thái này chắc chắn đã gây ra quan điểm cứng rắn hơn đối với ông Zelensky và người Ukraine. Hơn nữa, Lầu Năm Góc nói riêng phải hết sức cẩn trọng trước hành động này. Và tôi nghĩ đó là sai lầm to lớn”, chuyên gia Merkouris nhấn mạnh.
Trước đó, trong bài phát biểu tại Hội đồng châu Âu tại Brussels (Bỉ), Tổng thống Zelensky nói để giành chiến thắng trong cuộc xung đột, Ukraine phải có vũ khí hạt nhân hoặc trở thành thành viên NATO.
Ông gợi ý một số cách để thực hiện mục tiêu này, bao gồm việc tiếp tục trang bị vũ khí cho Ukraine, thúc đẩy ngành công nghiệp quốc phòng, tăng cường năng lực phòng không, xóa bỏ các hạn chế về sử dụng vũ khí tầm xa... Ông Zelensky cho rằng, Ukraine sẽ cần vũ khí hạt nhân nếu không được NATO chấp thuận kết nạp.