Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”: Lan tỏa rộng khắp và mạnh mẽ

Sau 11 năm triển khai, Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” (Cuộc vận động) đã giúp nhiều ngành hàng như dệt may, thực phẩm, thủy sản… tăng dần tỷ lệ nội địa hóa; tạo lập nền tảng cho doanh nghiệp “chắc chân” tại thị trường trong nước, từ đó cải thiện năng lực xuất khẩu.

Thay đổi nhận thức tiêu dùng

Theo đánh giá của Bộ Công Thương, sau 11 năm triển khai thực hiện Cuộc vận động tới nay, hàng Việt tại các hệ thống siêu thị trong nước luôn đạt tỷ lệ từ 90% trở lên. Đối với kênh bán lẻ truyền thống, tỷ lệ hàng Việt tại các chợ, cửa hàng tiện lợi chiếm từ 60% trở lên. Đáng chú ý, tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và dịch vụ từ năm 2009 đến nay đều có mức tăng trưởng khoảng 10% mỗi năm. Đặc biệt trong các năm 2018, 2017, 2016 tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và dịch vụ lần lượt ở các mức 11,7%, 10,9%, 10,2%. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) từ mức lạm phát phi mã 19,8% năm 2008 đã giảm xuống mức dưới 5% trong các năm gần đây. Nền kinh tế chuyển từ nhập siêu sang xuất siêu (năm 2010, Việt Nam nhập siêu là 12,5 tỷ USD; năm 2018, Việt Nam xuất siêu gần 7,2 tỷ USD).

Nhiều ngành như dệt may, chế biến thực phẩm, nông - thủy sản… đã tăng dần tỷ lệ nội địa hóa, giúp doanh nghiệp không chỉ tăng xuất khẩu mà còn chắc chân tại nội địa. Nhiều người tiêu dùng cho biết, nếu như cách đây 5 năm, họ thường tìm đến các sản phẩm Thái Lan, Nhật Bản… để mua sắm thì nay đã chuyển hướng qua dùng sản phẩm do doanh nghiệp trong nước sản xuất. Điều này xuất phát từ việc chất lượng sản phẩm đã được cải thiện hơn so với trước đây. Thêm vào đó, mẫu mã cũng khá đẹp, giá cả phù hợp.

0221-anh22
Hàng Việt ngày càng được người tiêu dùng ưa chuộng

Những kết quả trên cho thấy, chặng đường 11 năm thực hiện Cuộc vận động đã tạo được sự chuyển biến tích cực ở cả người tiêu dùng lẫn người sản xuất. Đặc biệt, đầu năm 2020, dịch Covid-19 lan rộng trên toàn cầu, nhiều doanh nghiệp bị đứt gãy thị trường xuất khẩu và nguồn nguyên liệu, các đơn hàng bị ngừng trệ. Song với quy mô gần 100 triệu dân, thị trường nội địa đã trở thành bệ đỡ cho doanh nghiệp khai thác, vượt qua khó khăn, đưa kinh tế tăng trưởng.

Cụ thể, trong 9 tháng năm 2020, bất chấp dịch bệnh diễn biến phức tạp, xuất khẩu nhiều ngành hàng bị sụt giảm, song tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng nội địa vẫn đạt 3.673,5 nghìn tỷ đồng, tăng 0,7% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, doanh thu bán lẻ hàng hóa 9 tháng đạt 2.907,1 nghìn tỷ đồng, chiếm 79,1% tổng mức và tăng 4,8% so với cùng kỳ năm trước. Đây là kết quả đáng khích lệ, có sự đóng góp không nhỏ của Cuộc vận động.

Đẩy mạnh hỗ trợ

Dù vậy, với sự hội nhập sâu rộng của Việt Nam khi tham gia hàng loạt Hiệp định thương mại thế hệ mới (FTA) như Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA)… Việt Nam sẽ mở cửa hoàn toàn thị trường.

Xác định nguồn vốn là yếu tố quan trọng cho sự phát triển của doanh nghiệp trong giai đoạn mới, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp, đặc biệt là nhỏ và vừa dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn chi phí thấp, Ngân hàng Nhà nước đã chỉ đạo các ngân hàng ban hành chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. Đơn cử, doanh nghiệp có hồ sơ và tình hình tài chính minh bạch, được kiểm toán bởi những tổ chức có uy tín, VietinBank có thể áp dụng chính sách cho vay không có tài sản đảm bảo hoặc chỉ yêu cầu một tỷ lệ tài sản bảo đảm nhất định. Những doanh nghiệp không kiểm toán báo cáo tài chính hàng năm, tùy điều kiện sẽ có thể được vay với tỷ lệ không có bảo đảm tối đa 35% trên tổng nhu cầu vốn vay.

Để tiếp tục hỗ trợ cho doanh nghiệp, Bộ Công Thương đang tập trung phát triển mạnh thị trường trong nước, thực hiện có hiệu quả các giải pháp kích thích tiêu dùng nội địa, đẩy mạnh phong trào “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”; đồng thời triển khai Nghị quyết số 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công và bảo đảm trật tự an toàn xã hội trong bối cảnh đại dịch Covid-19… Bên cạnh đó, tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra, xử lý hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, góp phần nâng cao chất lượng Cuộc vận động.

Theo kết quả điều tra dư luận xã hội năm 2019 của Viện Nghiên cứu dư luận xã hội (Ban Tuyên giáo Trung ương), 67% người được hỏi cho rằng, kể từ khi có Cuộc vận động, bản thân họ đã tự xác định khi mua hàng sẽ ưu tiên dùng hàng Việt Nam; 52% khuyên người thân trong gia đình, bạn bè, người quen nên mua hàng Việt Nam; 36% cho rằng trước đây có thói quen mua hàng có nguồn gốc từ nước ngoài đã dừng mua (hoặc mua ít hơn), thay vào đó là hàng Việt Nam.
Mai Ca
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Hàng Việt

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Hải Dương lan tỏa Cuộc vận động

Hải Dương lan tỏa Cuộc vận động 'Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam'

Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” tiếp tục được các cấp, ngành tỉnh Hải Dương lan tỏa sâu rộng.
Khuyến mại kích cầu cần đi kèm với chất lượng hàng hoá

Khuyến mại kích cầu cần đi kèm với chất lượng hàng hoá

Khuyến mại là hoạt động thu hút đông người tiêu dùng, tuy nhiên, chất lượng hàng hoá tại các phiên khuyến mại từ trước đến nay vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề.
Tăng sức cạnh tranh hàng Việt: Cần những giải pháp tổng thể

Tăng sức cạnh tranh hàng Việt: Cần những giải pháp tổng thể

Thông qua hàng loạt tổng kho ngoại quan sát biên giới, doanh nghiệp Trung Quốc đẩy mạnh đưa hàng hóa vào Việt Nam khiến hàng Việt chịu sức ép không nhỏ.
Thị trường Halal: Mảnh đất hứa cho hàng Việt

Thị trường Halal: Mảnh đất hứa cho hàng Việt

Thị trường Halal có quy mô hàng nghìn tỷ USD mỗi năm và ngày một tăng. Đây là cơ hội rất lớn cho hàng Việt mở rộng thị trường sang các nước Hồi giáo.
Tiếp sức cho hàng Việt

Tiếp sức cho hàng Việt

Trong bối cảnh sức mua yếu, việc triển khai đồng bộ nhiều giải pháp sẽ góp phần kích cầu tiêu dùng, 'tiếp sức' cho hàng Việt tại ngay thị trường nội địa.

Tin cùng chuyên mục

Thái Bình: Doanh nghiệp vào cuộc sản xuất và tiêu thụ hàng Việt Nam

Thái Bình: Doanh nghiệp vào cuộc sản xuất và tiêu thụ hàng Việt Nam

Điểm sáng Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam tại Thái Bình thời gian qua là các doanh nghiệp đã tích cực sản xuất và tiêu thụ hàng Việt.
Hà Nội: Đưa hàng Việt đến gần hơn với người tiêu dùng ngoại thành

Hà Nội: Đưa hàng Việt đến gần hơn với người tiêu dùng ngoại thành

Cùng với các hoạt động kết nối, việc tổ chức Tuần hàng Việt tại các huyện ngoại thành góp phần tạo hiệu ứng tích cực từ doanh nghiệp và từ phía người tiêu dùng.
Tăng độ phủ của hàng Việt

Tăng độ phủ của hàng Việt

Hàng Việt không chỉ được người tiêu dùng trong nước ưu tiên sử dụng, mà độ phủ hàng Việt ngày càng sâu rộng cả trên kênh hiện đại lẫn kênh truyền thống.
Khai mạc Tuần hàng Việt thành phố Hà Nội năm 2024 tại huyện Đan Phượng

Khai mạc Tuần hàng Việt thành phố Hà Nội năm 2024 tại huyện Đan Phượng

Tối 5/9, Sở Công Thương Hà Nội phối hợp với UBND huyện Đan Phượng tổ chức khai mạc Tuần hàng Việt thành phố Hà Nội năm 2024.
Hàng Việt ‘chiếm sóng’ tại kênh phân phối dịp nghỉ lễ 2/9

Hàng Việt ‘chiếm sóng’ tại kênh phân phối dịp nghỉ lễ 2/9

Với mức giá cả phù hợp, mẫu mã phong phú, hàng Việt đang ‘chiếm sóng’ tại các kênh phân phối trong dịp nghỉ lễ 2/9 vừa qua.
Yên Bái: Hỗ trợ doanh nghiệp chinh phục người tiêu dùng Việt

Yên Bái: Hỗ trợ doanh nghiệp chinh phục người tiêu dùng Việt

Thời gian qua, Sở Công Thương tỉnh Yên Bái đã triển khai nhiều giải pháp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp chinh phục người tiêu dùng Việt.
Kết nối đưa hàng Việt vào hệ thống siêu thị

Kết nối đưa hàng Việt vào hệ thống siêu thị

Việc kết nối giao thương sẽ đưa sản phẩm nông sản đặc sản của các vùng nói riêng và hàng Việt nói chung vào hệ thống phân phối rộng khắp cả nước.
Khai mạc ngày hội kết nối, sử dụng sản phẩm của Khối các cơ quan Trung ương tại TP. Hồ Chí Minh

Khai mạc ngày hội kết nối, sử dụng sản phẩm của Khối các cơ quan Trung ương tại TP. Hồ Chí Minh

Sự kiện nhằm tăng cường kết nối, sử dụng sản phẩm trong ngành giữa các cơ quan, doanh nghiệp Khối các cơ quan Trung ương tại TP. Hồ Chí Minh.
Trung tâm đặc sản Việt Nam: Hỗ trợ quảng bá, tiêu thụ hàng Việt Nam

Trung tâm đặc sản Việt Nam: Hỗ trợ quảng bá, tiêu thụ hàng Việt Nam

Trung tâm đặc sản Việt Nam vừa được khánh thành tại TP. Châu Đốc (An Giang), là nơi quảng bá, tiêu thụ hàng Việt Nam.
Thúc đẩy thương hiệu

Thúc đẩy thương hiệu 'Hồ tiêu Lộc Ninh' phát triển

Lộc Ninh (Bình Phước) đã trở thành 1 trong 2 địa phương đầu tiên trong cả nước, sau Chư Sê (Gia Lai) được cấp chứng nhận nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm hồ tiêu.
Bắc Ninh đẩy mạnh xây dựng Điểm bán hàng Việt Nam

Bắc Ninh đẩy mạnh xây dựng Điểm bán hàng Việt Nam

Cùng với công tác tuyên truyền, vận động, việc xây dựng triển khai mô hình Điểm bán hàng Việt Nam được các đơn vị trong tỉnh Bắc Ninh tích cực tham gia.
Thanh Hóa: Chủ thể OCOP cần sáng tạo để tăng khả năng cạnh tranh, đưa sản phẩm ra thị trường lớn

Thanh Hóa: Chủ thể OCOP cần sáng tạo để tăng khả năng cạnh tranh, đưa sản phẩm ra thị trường lớn

Sản phẩm OCOP ở Thanh Hóa đã thúc đẩy kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập cho người dân, nhưng để đưa sản phẩm ra thị trường lớn thì cần cách làm sáng tạo.
Thủ tướng Chính phủ: Tăng cường hình thành các chuỗi liên kết hàng thuần Việt

Thủ tướng Chính phủ: Tăng cường hình thành các chuỗi liên kết hàng thuần Việt

Đây là nội dung đáng lưu ý tại Chỉ thị số 29/CT-TTg ngày 27/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về kích cầu tiêu dùng, hỗ trợ sản xuất, kinh doanh...
Ninh Thuận: Chuyển biến tích cực trong triển khai Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”

Ninh Thuận: Chuyển biến tích cực trong triển khai Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”

Sau nhiều năm triển khai, Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận tiếp tục có những chuyển biến tích cực.
Cao Bằng: Nâng cao giá trị thương hiệu cho các sản phẩm từ thạch đen

Cao Bằng: Nâng cao giá trị thương hiệu cho các sản phẩm từ thạch đen

Là địa phương có khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp trồng cây thạch đen, gần đây, huyện Thạch An vận động nhân dân đầu tư, tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Đưa thương hiệu dừa sáp Trà Vinh vươn xa

Đưa thương hiệu dừa sáp Trà Vinh vươn xa

Sản phẩm “Quả dừa sáp” của tỉnh Trà Vinh vừa được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý “Trà Vinh”.
Lâm Đồng: Đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa tiêu biểu, đặc trưng

Lâm Đồng: Đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa tiêu biểu, đặc trưng

Với khí hậu ôn hòa, đất đai màu mỡ, Lâm Đồng ngày càng có nhiều sản phẩm tinh hoa được người tiêu dùng ưa chuộng.
Tăng nhận diện hàng Việt trên kênh thương mại điện tử

Tăng nhận diện hàng Việt trên kênh thương mại điện tử

Thương mại điện tử đang trở thành xu thế trong bức tranh thị trường bán lẻ, đặt ra cả thách thức và cơ hội cho hàng Việt Nam.
Hà Nội: Kết nối, lan tỏa, đưa hàng Việt đến gần hơn với người tiêu dùng

Hà Nội: Kết nối, lan tỏa, đưa hàng Việt đến gần hơn với người tiêu dùng

Hà Nội - “đầu tàu” trong triển khai Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đã và đang thực hiện nhiều giải pháp kết nối, lan tỏa hàng Việt.
Doanh nghiệp trong nước ưu tiên sử dụng sản phẩm, dịch vụ của nhau

Doanh nghiệp trong nước ưu tiên sử dụng sản phẩm, dịch vụ của nhau

Sau 15 năm triển khai Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam, việc doanh nghiệp ưu tiên sử dụng sản phẩm của nhau đã mang lại kết quả tốt.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động