Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Đồng Tháp: Số hóa thương mại, tạo đầu ra cho các sản phẩm OCOP

Các sản phẩm OCOP của tỉnh Đồng Tháp đang được giới thiệu và bán trên các sàn thương mại điện tử giúp người tiêu dùng tiếp cận nhanh chóng.
Kết nối, đưa sản phẩm OCOP Đồng Tháp vào chuỗi siêu thị GO! và Big C Đồng Tháp: Sẵn sàng cho Lễ hội xoài năm 2023 Đồng Tháp xúc tiến tiêu thụ xoài vào các siêu thị TP. Hồ Chí Minh

Tỉnh Đồng Tháp được các Bộ, ngành đánh giá nằm trong nhóm 10 tỉnh, thành phố có số lượng sản phẩm thuộc Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) cao nhất cả nước. Hiện tỉnh này có 357 sản phẩm OCOP được công nhận đạt 3 và 4 sao. Với sự đa dạng về sản phẩm, chất lượng, các sản phẩm OCOP của Đồng Tháp đang có tiềm năng lớn trong liên kết phát triển sản phẩm OCOP với các tỉnh trong và ngoài khu vực.

Hơn hết, nhiều chủ thể OCOP đã áp dụng hiệu quả các giải pháp chuyển đổi số vào hoạt động sản xuất, kinh doanh như: Ứng dụng truy xuất nguồn gốc vào sản xuất nông nghiệp; các sản phẩm nông sản, đặc sản, sản phẩm OCOP ở tỉnh Đồng Tháp có mặt rộng rãi trên các kênh thương mại điện tử.

Hợp tác xã đặc sản Đồng Tháp - mô hình hợp tác xã mới được thành lập cũng góp phần đưa sản phẩm OCOP đến gần hơn với người tiêu dùng. Cùng với đó, tỉnh Đồng Tháp đã thành lập các cửa hàng giới thiệu sản phẩm OCOP, đặc sản Đồng Tháp tại TP. Hà Nội, Phú Quốc (Kiên Giang), hỗ trợ xây dựng các điểm bán sản phẩm OCOP ở các khu, điểm du lịch của tỉnh, chọn các sản phẩm OCOP làm quà tặng trong các dịp lễ, Tết, giao lưu với các đoàn khách trong và ngoài nước đến làm việc tại Đồng Tháp.

Lãnh đạo Sở Công Thương tỉnh Đồng Tháp cho biết, Sở đã phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức các đợt kết nối cung cầu với các tỉnh, thành phố lớn; phối hợp tổ chức Tuần hàng đặc sản Đồng Tháp trên sàn thương mại điện tử TiKi; tạo dựng mối quan hệ gắn kết với các nhà phân phối hiện đại như: Sài Gòn Co.op, Big C, Vincommerce, MM Mega Market, Bách Hóa xanh góp phần hỗ trợ các doanh nghiệp quảng bá, kết nối tiêu thụ, giảm thời gian và chi phí vận chuyển hàng hóa.

Đồng Tháp: Số hóa thương mại, tạo đầu ra cho các sản phẩm OCOP

Đồng Tháp xúc tiến tiêu thụ xoài vào các siêu thị TP. Hồ Chí Minh

Đến cuối 2022, toàn tỉnh đã có hơn 60 doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất được hỗ trợ giới thiệu, mua bán trên các trang thương mại điện tử và có 20 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất với 75 sản phẩm được tạo dữ liệu và in mã QR truy xuất nguồn gốc. Hiện, có 161 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao đến 4 sao, được quảng bá chính thức trên sàn giao dịch thương mại điện tử lớn như: Tiki, Lazada, Shopee, Voso.

Ngoài ra, Sở Công Thương phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông tổ chức 6 lớp tập huấn kỹ năng số cho hộ sản xuất nông nghiệp, cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh tham gia sàn thương mại điện tử Voso.vn và Postmart.vn. Đến nay, tỉnh đã có hơn 400 sản phẩm của 82 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, hợp tác xã được kinh doanh trên các sàn thương mại điện tử.

Tỉnh Đồng Tháp đặt mục tiêu có 100% sản phẩm OCOP đáp ứng tiêu chí 3 sao của tỉnh được đưa lên sàn thương mại điện tử Postmart.vn và Voso.vn. Số hóa 100% dữ liệu thông tin hộ sản xuất nông nghiệp phục vụ giao dịch, kinh doanh trên sàn thương mại điện tử; có 100% sản phẩm nông nghiệp trên sàn thương mại điện tử có đầy đủ các thông tin về nguồn gốc sản phẩm. Tỉnh Đồng Tháp có 100% hộ sản xuất nông nghiệp tham gia sàn thương mại điện tử được đào tạo kỹ năng số, kỹ năng kinh doanh trên các sàn thương mại điện tử.

Đồng Tháp: Số hóa thương mại, tạo đầu ra cho các sản phẩm OCOP
Nhiều sản phẩm chế biến và nông sản của Đồng Tháp có mặt trên sàn thương mại điện tử Voso.vn

Trong đó, có ít nhất 50% số hộ sản xuất nông nghiệp có tài khoản trên sàn thương mại điện tử được trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng kinh doanh trên nền tảng sàn thương mại điện tử; lựa chọn ít nhất 03 sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu, đặc trưng của tỉnh để tập trung tuyên truyền, xây dựng thành sản phẩm mũi nhọn.

Đồng thời, đẩy mạnh số lượng người truy cập và hoạt động trên sàn thương mại điện tử từ 15-20%; phấn đấu có ít nhất 200 hộ sản xuất nông nghiệp tham gia sàn thương mại điện tử...

Cùng với đó, tỉnh thực hiện marketing, quảng cáo bán lẻ sản phẩm nông nghiệp qua sàn thương mại điện tử nội địa và quốc tế thông qua các chương trình xúc tiến thương mại; tạo dựng nguồn cung cấp các thiết bị, nguyên liệu phục vụ sản xuất nông nghiệp và các sản phẩm tiêu dùng hằng ngày cho người nông dân, doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp. Cùng đó, xây dựng nền tảng và tích hợp các tiện ích công, dịch vụ xã hội, gia tăng tính tiện ích và kích thích các hộ sản xuất nông nghiệp tham gia truy cập và sử dụng nền tảng sàn thương mại điện tử.

Sở Công Thương còn đưa ra một số giải pháp truyền thông, quảng bá sản phẩm thông qua các trung tâm trưng bày, giới thiệu, phân phối đặc sản Đồng Tháp tại các thành phố lớn; các sự kiện, phiên chợ, hội chợ nông sản an toàn, giới thiệu sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu do các tỉnh, bộ, ngành Trung ương tổ chức trong và ngoài nước.

Bên cạnh đó, giới thiệu sản phẩm, câu chuyện sản phẩm OCOP trên trang thương mại điện tử, trang thông tin điện tử tỉnh; thông qua các chuyên mục trên Đài Phát thanh và Truyền hình Đồng Tháp, chuyên trang trên Báo Đồng Tháp…

Để thực hiện hiệu quả OCOP giai đoạn 2021 - 2025 tỉnh Đồng Tháp sẽ rà soát, hướng dẫn, hỗ trợ các cơ sở sản xuất kinh doanh, hộ gia đình đủ điều kiện phát triển lên doanh nghiệp, mở rộng quy mô sản xuất và thị trường, mở rộng diện tích vùng nguyên liệu. Đồng thời, hỗ trợ nâng cao năng lực quản trị, quản lý cho các chủ thể OCOP phát triển sản phẩm cũng như triển khai, hướng dẫn chính sách hỗ trợ để các sản phẩm OCOP có điều kiện thâm nhập vào các hệ thống siêu thị và hướng đến thị trường xuất khẩu.

Theo ông Phạm Thiện Nghĩa, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp, thời gian qua, những sản phẩm OCOP của Đồng Tháp đã từng bước thâm nhập vào các hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại để tiếp cận với người tiêu dùng. Ngoài ra, phong trào khởi nghiệp đã tạo ra sự lan tỏa cho sản phẩm OCOP, biến những sản phẩm từ làng quê của vùng đất Sen hồng - Đồng Tháp đến với người tiêu dùng.

Những sản phẩm OCOP của Đồng Tháp đã được chắp cánh đến các tỉnh, thành phố trong nước và đang hướng đến mục tiêu xuất khẩu sang các thị trường quốc tế. Để sản phẩm OCOP vươn xa cần có sự liên kết, hợp tác, quảng bá thương hiệu và chiến lược phát triển sản phẩm theo nhu cầu của thị trường.

Ngân Thương
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: sản phẩm OCOP

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Gia Lai: Phát triển thương hiệu sản phẩm "Mật ong hoa cà phê"

Gia Lai: Phát triển thương hiệu sản phẩm "Mật ong hoa cà phê"

Toàn tỉnh Gia Lai hiện có hơn 100 ngàn ha cà phê . Đây là cơ hội để phát triển thương hiệu sản phẩm "Mật ong hoa cà phê".
Rạng Đông và câu chuyện về vị thế của hàng Việt

Rạng Đông và câu chuyện về vị thế của hàng Việt

Kiên định phát triển bằng khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và sự tử tế, nhiều sản phẩm của Rạng Đông đã chiếm trọn niềm tin người tiêu dùng.
Đa dạng hoạt động đưa hàng Việt về đất ‘sen hồng’

Đa dạng hoạt động đưa hàng Việt về đất ‘sen hồng’

Sau 15 năm Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" được triển khai, nhiều hoạt động đã được tổ chức nhằm nâng cao tỷ lệ sử dụng hàng Việt.
Phát huy vai trò của công đoàn với Cuộc vận động

Phát huy vai trò của công đoàn với Cuộc vận động 'Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam'

Thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” các cấp công đoàn trong cả nước đã có nhiều hoạt động phong phú, thiết thực.
Bình Thuận: Hàng Việt Nam chiếm lĩnh thị trường nhờ hàng loạt giải pháp kết nối cung cầu

Bình Thuận: Hàng Việt Nam chiếm lĩnh thị trường nhờ hàng loạt giải pháp kết nối cung cầu

Thời gian qua, ngành Công Thương Bình Thuận đã triển khai nhiều giải pháp kết nối cung cầu hàng Việt Nam đến với người tiêu dùng trong tỉnh.

Tin cùng chuyên mục

Quảng bá, tiêu thụ hàng Việt qua hoạt động văn hóa, du lịch: Lợi ích kép

Quảng bá, tiêu thụ hàng Việt qua hoạt động văn hóa, du lịch: Lợi ích kép

Việc kết hợp hoạt động văn hoá, du lịch với quảng bá, tiêu thụ hàng Việt, đặc sản địa phương là hướng đi mang lại nhiều lợi ích, cần tiếp tục triển khai.
Bắc Giang phát huy vai trò của các tổ chức trong sản xuất và tiêu thụ hàng Việt

Bắc Giang phát huy vai trò của các tổ chức trong sản xuất và tiêu thụ hàng Việt

Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” tại Bắc Giang đã nhận được sự hưởng ứng tích cực của các tổ chức, cơ quan, ban, ngành.
Đắk Nông: Tăng cường xây dựng hệ thống phân phối, tiêu thụ hàng Việt Nam

Đắk Nông: Tăng cường xây dựng hệ thống phân phối, tiêu thụ hàng Việt Nam

Đắk Nông dự kiến xây dựng Điểm bán hàng Việt Nam tại huyện Đắk R’Lấp và điểm mua bán hàng hoá phục vụ sản xuất tiêu dùng miền núi huyện Đắk Mil.
Ấm lòng người lao động với những chương trình mua hàng Việt giá ưu đãi

Ấm lòng người lao động với những chương trình mua hàng Việt giá ưu đãi

Công nhân, người lao động là đối tượng luôn có nhu cầu mua sắm các sản phẩm hàng Việt Nam có chất lượng, giá ưu đãi.
Longform | Doanh nghiệp chung tay

Longform | Doanh nghiệp chung tay 'chắp cánh' hàng Việt

Doanh nghiệp sản xuất nỗ lực sản xuất; doanh nghiệp phân phối đẩy mạnh tiêu thụ hàng… Doanh nghiệp đang chung tay 'chắp cánh' cho hàng Việt.
Bình Thuận: Đưa hàng Việt về hải đảo tại huyện Phú Quý

Bình Thuận: Đưa hàng Việt về hải đảo tại huyện Phú Quý

Phiên chợ hàng Việt về hải đảo tại huyện Phú Quý, tỉnh Bình Thuận năm 2024 đã chính thức khai mạc từ ngày 10 - 12/9/2024.
Cao Bằng: Tăng cường quảng bá, thúc đẩy tiêu thụ hàng Việt

Cao Bằng: Tăng cường quảng bá, thúc đẩy tiêu thụ hàng Việt

Sở Công Thương tỉnh Cao Bằng đã triển khai giúp đỡ doanh nghiệp tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại, giới thiệu, quảng bá hàng Việt.
Doanh nghiệp bán lẻ Việt chung tay tiêu thụ hàng Việt

Doanh nghiệp bán lẻ Việt chung tay tiêu thụ hàng Việt

Hiện nay, các doanh nghiệp bán lẻ, siêu thị thuần Việt đã và đang chung tay tiêu thụ các sản phẩm, hàng hoá Việt phục vụ cho người tiêu dùng nội địa.
Hải Dương lan tỏa Cuộc vận động

Hải Dương lan tỏa Cuộc vận động 'Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam'

Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” tiếp tục được các cấp, ngành tỉnh Hải Dương lan tỏa sâu rộng.
Thái Bình: Doanh nghiệp vào cuộc sản xuất và tiêu thụ hàng Việt Nam

Thái Bình: Doanh nghiệp vào cuộc sản xuất và tiêu thụ hàng Việt Nam

Điểm sáng Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam tại Thái Bình thời gian qua là các doanh nghiệp đã tích cực sản xuất và tiêu thụ hàng Việt.
Hà Nội: Đưa hàng Việt đến gần hơn với người tiêu dùng ngoại thành

Hà Nội: Đưa hàng Việt đến gần hơn với người tiêu dùng ngoại thành

Cùng với các hoạt động kết nối, việc tổ chức Tuần hàng Việt tại các huyện ngoại thành góp phần tạo hiệu ứng tích cực từ doanh nghiệp và từ phía người tiêu dùng.
Tăng độ phủ của hàng Việt

Tăng độ phủ của hàng Việt

Hàng Việt không chỉ được người tiêu dùng trong nước ưu tiên sử dụng, mà độ phủ hàng Việt ngày càng sâu rộng cả trên kênh hiện đại lẫn kênh truyền thống.
Khai mạc Tuần hàng Việt thành phố Hà Nội năm 2024 tại huyện Đan Phượng

Khai mạc Tuần hàng Việt thành phố Hà Nội năm 2024 tại huyện Đan Phượng

Tối 5/9, Sở Công Thương Hà Nội phối hợp với UBND huyện Đan Phượng tổ chức khai mạc Tuần hàng Việt thành phố Hà Nội năm 2024.
Hàng Việt ‘chiếm sóng’ tại kênh phân phối dịp nghỉ lễ 2/9

Hàng Việt ‘chiếm sóng’ tại kênh phân phối dịp nghỉ lễ 2/9

Với mức giá cả phù hợp, mẫu mã phong phú, hàng Việt đang ‘chiếm sóng’ tại các kênh phân phối trong dịp nghỉ lễ 2/9 vừa qua.
Khuyến mại kích cầu cần đi kèm với chất lượng hàng hoá

Khuyến mại kích cầu cần đi kèm với chất lượng hàng hoá

Khuyến mại là hoạt động thu hút đông người tiêu dùng, tuy nhiên, chất lượng hàng hoá tại các phiên khuyến mại từ trước đến nay vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề.
Tăng sức cạnh tranh hàng Việt: Cần những giải pháp tổng thể

Tăng sức cạnh tranh hàng Việt: Cần những giải pháp tổng thể

Thông qua hàng loạt tổng kho ngoại quan sát biên giới, doanh nghiệp Trung Quốc đẩy mạnh đưa hàng hóa vào Việt Nam khiến hàng Việt chịu sức ép không nhỏ.
Thị trường Halal: Mảnh đất hứa cho hàng Việt

Thị trường Halal: Mảnh đất hứa cho hàng Việt

Thị trường Halal có quy mô hàng nghìn tỷ USD mỗi năm và ngày một tăng. Đây là cơ hội rất lớn cho hàng Việt mở rộng thị trường sang các nước Hồi giáo.
Tiếp sức cho hàng Việt

Tiếp sức cho hàng Việt

Trong bối cảnh sức mua yếu, việc triển khai đồng bộ nhiều giải pháp sẽ góp phần kích cầu tiêu dùng, 'tiếp sức' cho hàng Việt tại ngay thị trường nội địa.
Yên Bái: Hỗ trợ doanh nghiệp chinh phục người tiêu dùng Việt

Yên Bái: Hỗ trợ doanh nghiệp chinh phục người tiêu dùng Việt

Thời gian qua, Sở Công Thương tỉnh Yên Bái đã triển khai nhiều giải pháp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp chinh phục người tiêu dùng Việt.
Kết nối đưa hàng Việt vào hệ thống siêu thị

Kết nối đưa hàng Việt vào hệ thống siêu thị

Việc kết nối giao thương sẽ đưa sản phẩm nông sản đặc sản của các vùng nói riêng và hàng Việt nói chung vào hệ thống phân phối rộng khắp cả nước.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động