CôngThương - Tại hội thảo, đa số ý kiến của các diễn giả nhấn mạnh: Đây là thị trường đầy tiềm năng song cũng lắm rủi ro và tháchthức. Chính vì vậy, điều quan trọng và cần thiết nhất khi làm ăn với thị trường châu Phi, Tây Á, Nam Á là doanh nghiệp phải xây dựng chiến lược riêng trong việc tiếp cận. Cần có cán bộ chuyên trách về thị trường khu vực. Tìm hiểu kỹ thói quen, tập quán tiêu dùng, văn hóa kinh doanh, tôn giáo bản địa, thông thạo thêm ngoại ngữ... Đặc biệt, trước khi ký hợp đồng, các doanh nghiệp Việt Nam cần tự kiểm tra đối tác hoặc nhờ cơ quan nhà nước, Thương vụ Việt Nam tại nước sở tại hỗ trợ để giảm thiểu các rủi ro. Thêm vào đó, các doanh nghiệp nên mạnh dạn mở chi nhánh, văn phòng đại diện tại thị trường khu vực...
Hội thảo cũng đề cập tới Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN-Ấn Độ (AITIG) có hiệu lực từ 1/1/2010. Là một quốc gia trong khu vực Nam Á, thời gian qua, nhiều mặt hàng mới của Việt Nam đã thâm nhập được vào thị trường Ấn Độ như cao su, phần cứng vi tính và các mặt hàng điện tử, quần áo và dệt may, v.v... Qua đó cho thấy, cơ cấu xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Ấn Độ đang có chiều hướng thay đổi tích cực và bền vững hơn. Về nhập khẩu, hiện trên 90% kim ngạch nhập khẩu từ Ấn Độ là các nguyên liệu đầu vào cho sản xuất; việc thực hiện AITIG sẽ giúp các doanh nghiệp, các nhà sản xuất của Việt Nam có cơ hội tiếp cận nguồn nguyên liệu đầu vào với chi phí thấp hơn, góp phần nâng cao năng lực sản xuất và cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa. Ngoài ra, việc Ấn Độ công nhận quy chế kinh tế thị trường đầy đủ của Việt Nam (MES) cũng là một trong những nền tảng quan trọng giúp các hoạt động thương mại, đầu tư của doanh nghiệp hai nước phát triển bền vững, ổn
Trong những năm gần đây, thị trường khu vực châu Phi, Tây Á (Trung Đông) và Nam Á không còn xa lạ với nhiều doanh nghiệp XNK của Việt Nam. Năm 2010, kim ngạch XK hàng hóa của Việt Nam vào khu vực này đạt 4,9 tỷ USD; riêng 5 tháng đầu năm 2011, kim ngạch XK đạt 2,24 tỷ USD, tăng 33% so với cùng kỳ năm trước. Thị trường này có nhu cầu các loại hàng hóa như: hàng nông sản, gạo, thủy sản, dệt may, hàng tiêu dùng, máy vi tính và linh kiện điện tử, hàng điện tử, vật liệu xây dựng...