Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Bài dự thi Cuộc thi chính luận Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Hướng đi toàn vẹn, đúng đắn trong chính sách đối ngoại của Việt Nam

Việt Nam luôn nhất quán chính sách đối ngoại, đề cao tinh thần hợp tác công bằng trong tất cả các lĩnh vực.
ASEAN luôn là trụ cột quan trọng trong chính sách đối ngoại của Việt Nam Hợp tác Á – Âu tiếp tục là ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Việt Nam

Hướng đi toàn vẹn trong chính sách đối ngoại của Việt Nam

Trong bối cảnh thế giới phức tạp với nhiều mối quan hệ, xung đột lợi ích đan xen, đặc biệt là sự cạnh tranh ảnh hưởng của các cường quốc hiện nay, việc xác định chiến lược ngoại giao, hợp tác kinh tế quốc tế đa phương vì lợi ích của quốc gia trên cơ sở tôn trọng lợi ích, chủ quyền của các quốc gia, dân tộc khác đã thể hiện tầm nhìn chiến lược đúng đắn của Đảng và Nhà nước Việt Nam.

Tại chuyến thăm và làm việc tại Mỹ và Liên hợp quốc tháng 5/2022, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Minh Chính cũng một lần nữa khẳng định nguyên tắc nhất quán này, đó là: Trong một thế giới đầy biến động, cạnh tranh chiến lược và nhiều lựa chọn, Việt Nam không chọn bên mà chọn chính nghĩa, sự công bằng, công lý và lẽ phải trên cơ sở các nguyên tắc của luật pháp quốc tế, Hiến chương Liên hợp quốc; bình đẳng, tất cả cùng có lợi, tất cả cùng chiến thắng.

Do đó, thay vì việc sử dụng từ "theo" trong câu hỏi "Việt Nam nên theo nước nào?" như nhiều ý kiến của các bạn trẻ trên các diễn đàn mạng, chúng ta cần khẳng định tiêu chí hợp tác cùng có lợi của Việt Nam với các nước trên thế giới. Điều này phản ánh tinh thần độc lập và ý chí tự chủ của dân tộc Việt Nam, đồng thời khẳng định tầm quan trọng của hợp tác quốc tế trong việc phát triển đất nước.

Trước hết, hãy nhìn lại đôi nét về lịch sử Việt Nam. Trải qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, là một dân tộc yêu chuộng hòa hiếu nhưng Việt Nam đã phải tiến hành nhiều cuộc kháng chiến, đấu tranh chống giặc ngoại xâm để bảo vệ độc lập, thống nhất của Tổ quốc. Để có "non sông liền một dải", hòa bình, độc lập, tự do như ngày nay, chúng ta đã phải đánh đổi bằng xương máu của lớp lớp thế hệ người Việt Nam yêu nước.

Chính vì vậy, Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam luôn thể hiện cả về quan điểm và hành động trách nhiệm rất cao, chung tay với cộng đồng quốc tế xây dựng một môi trường hòa bình, hiểu biết, đoàn kết và tôn trọng nhau, cùng xây dựng một tương lai ngày càng tốt đẹp.

Do đó, tuyệt đối không thể sử dụng cụm từ "Việt Nam theo nước nào" theo các luận điệu sai trái của các thế lực thù địch. Đây thực chất là một âm mưu rất tinh vi và hết sức nguy hiểm. Bởi mong muốn của những kẻ chống phá sự nghiệp xây dựng đất nước là "hướng lái", kích động dư luận trong và ngoài nước chống lại Đảng, Nhà nước Việt Nam.

Hướng đi toàn vẹn trong chính sách đối ngoại của Việt Nam
Việt Nam luôn nhất quán chính sách đối ngoại, đề cao tinh thần hợp tác công bằng trong tất cả các lĩnh vực (Ảnh minh hoạ)

Chính sách quan hệ đa phương đúng đắn của Việt Nam

Đến nay, Việt Nam đã thiết lập quan hệ đối tác vững chắc với nhiều quốc gia trên thế giới, từ các quốc gia láng giềng trong khu vực như Trung Quốc, Lào và Campuchia, đến các đối tác lớn hơn như Hoa Kỳ, Nhật Bản và Liên minh châu Âu. Việt Nam cũng là thành viên tích cực trong các tổ chức quốc tế như Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Liên minh châu Âu - ASEAN (EU-ASEAN), Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), và nhiều tổ chức khác.

Việt Nam đã chứng minh quyết tâm trong việc thúc đẩy hợp tác kinh tế và đầu tư với các đối tác quốc tế. Qua các hiệp định thương mại tự do như Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA), Việt Nam đã mở cánh cửa cho việc thúc đẩy xuất khẩu, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài và thúc đẩy sự phát triển kinh tế bền vững.

Điều quan trọng là Việt Nam không chỉ tìm kiếm lợi ích riêng mà còn quan tâm đến lợi ích chung và sự cân bằng trong quan hệ quốc tế. Qua việc tham gia vào các cơ chế hợp tác khu vực và toàn cầu, bạn bè quốc tế đều khẳng định Việt Nam đã đóng vai trò tích cực, trách nhiệm trong việc xây dựng một môi trường hòa bình, ổn định và phát triển.

Tuy nhiên mỗi khi có những tranh luận xung quanh bất kỳ một vấn đề nhạy cảm liên quan tới hình hình chính trị thế giới, trong khu vực liên quan tới Việt Nam lại có nhiều ý kiến thù địch, chống phá. Vậy chúng ta cùng xem trong quan hệ quốc tế đa cực như hiện nay, Việt Nam thiết lập quan hệ đơn phương thì sẽ tiềm ẩn những điều gì:

i) Hạn chế đa dạng hóa quan hệ đối tác: Giới hạn quan hệ hợp tác chỉ với một cực sẽ hạn chế khả năng khai thác các cơ hội hợp tác với các quốc gia khác. Việt Nam có thể bị cô lập và mất đi sự đa dạng và lựa chọn trong việc xây dựng quan hệ đối tác kinh tế, chính trị và văn hóa.

ii) Giới hạn mở rộng thị trường: Việc chỉ tập trung vào các quan hệ đơn phương có thể hạn chế khả năng tiếp cận và mở rộng thị trường xuất khẩu của Việt Nam. Điều này có thể ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh và khả năng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

iii) Thiếu sự đa dạng và sáng tạo: Hạn chế quan hệ đối tác chỉ với các nước xã hội chủ nghĩa có thể ảnh hưởng đến sự đa dạng và sáng tạo trong các lĩnh vực như khoa học, công nghệ, và nghệ thuật. Việt Nam có thể bị hạn chế trong việc tiếp thu và áp dụng những tiến bộ mới nhất từ các quốc gia còn lại.

iv) Sự phụ thuộc kinh tế và chính trị: Ràng buộc trong quan hệ đơn phương dẫn đến sự phụ thuộc kinh tế và chính trị. Việt Nam có thể gặp khó khăn trong việc duy trì độc lập và quyền tự quyết, và có thể bị ảnh hưởng bởi các quyết định và áp lực từ các nước đối tác cũng như các cực còn lại.

Cùng với đó, Việt Nam có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi các cực còn lại như:

i) Trừng phạt kinh tế: Các cuộc xung đột giữa các cực quan hệ trên thể giới có thể sẽ đẩy Việt Nam trở thành một quốc gia bị cô lập kinh tế. Các nước thuộc các cực còn lại có thể áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế, như áp đặt lệnh cấm nhập khẩu, hạn chế đầu tư hoặc thuế quan cao đối với hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam. Điều này có thể gây tổn thất lớn cho nền kinh tế Việt Nam và hạn chế khả năng phát triển.

ii) Mất cơ hội thương mại và đầu tư: Việc không mở rộng quan hệ với các nước còn lại sẽ làm mất đi cơ hội thương mại và đầu tư. Các quốc gia có nền kinh tế mạnh mẽ và là nguồn tiềm năng quan trọng cho Việt Nam trong việc xuất khẩu hàng hóa, thu hút đầu tư và truy cập vào công nghệ tiên tiến. Hạn chế quan hệ này có thể làm giảm cơ hội hợp tác kinh tế và phát triển của Việt Nam.

iii) Hạn chế truy cập vào công nghệ và nguồn lực: Quan hệ hạn chế với các nước có thể khiến Việt Nam gặp khó khăn trong việc tiếp cận công nghệ tiên tiến và nguồn lực quan trọng từ các quốc gia phát triển. Điều này có thể ảnh hưởng đến sự cạnh tranh, đổi mới và phát triển kinh tế của Việt Nam.

iv) Mất đi sự hỗ trợ phát triển: Các nước trên thế giới thường cung cấp sự hỗ trợ phát triển cho các quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Hạn chế quan hệ với các nước có thể làm mất đi cơ hội hỗ trợ tài chính, kỹ thuật và phát triển từ các quốc gia này. Điều này có thể gây khó khăn trong việc thực hiện các dự án phát triển quan trọng và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.

v) Mất đi đối tác kỹ thuật và chuyển giao công nghệ: Các nước đứng đầu trong các “phe phái” thường có khả năng đầu tư vào nghiên cứu và phát triển công nghệ tiên tiến. Quan hệ hạn chế với các nước này có thể làm mất đi cơ hội hợp tác kỹ thuật, chuyển giao công nghệ và tiếp thu những kỹ năng mới. Điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng phát triển và cạnh tranh của Việt Nam trong ngành công nghiệp và các lĩnh vực khác.

Kết luận, qua thực tế, có thể thấy rằng chúng ta chào đón bè bạn đến với Việt Nam không phải chỉ để tìm kiếm lợi ích dân tộc hẹp hòi mà cùng có lợi, bình đẳng.

Nhiều năm qua, thực tế đã chứng minh, hợp tác quốc tế đã và đang góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân, và mở rộng mối quan hệ văn hóa, giáo dục, khoa học công nghệ cho Việt Nam. Việt Nam cũng đảm bảo rằng trong quá trình hợp tác, nước ta vẫn giữ được sự độc lập và quyền tự quyết, không bị thâu tóm hay phụ thuộc vào bất kỳ quốc gia nào.

Với tầm nhìn mở rộng và tinh thần hợp tác, Việt Nam đã xây dựng một mạng lưới quan hệ đa dạng và sâu rộng với các đối tác trên thế giới. Điều này cho thấy khả năng thích ứng và linh hoạt của Việt Nam trong hợp tác quốc tế và đồng thời tôn vinh tinh thần độc lập và ý chí tự chủ của dân tộc. Việt Nam không theo ai, nhưng luôn mở lòng để hợp tác với tất cả các nước, xây dựng một môi trường hòa bình, ổn định và phát triển cho tương lai của cả Việt Nam và thế giới.

* Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả

Tô Hồng Tuấn - Đảng bộ Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Ninh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Đào tạo, phát triển cán bộ trẻ - lực lượng nòng cốt trong công tác xây dựng Đảng

Đào tạo, phát triển cán bộ trẻ - lực lượng nòng cốt trong công tác xây dựng Đảng

Thời gian qua, Đảng và Nhà nước đã chú trọng phát triển đội ngũ cán bộ trẻ, tạo điều kiện đào tạo bài bản cả trong và ngoài nước.
Bảo vệ nền tảng tư tưởng hướng tới mục tiêu 100 năm dưới sự lãnh đạo của Đảng

Bảo vệ nền tảng tư tưởng hướng tới mục tiêu 100 năm dưới sự lãnh đạo của Đảng

VietnamPlus trân trọng giới thiệu nội dung bài phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước tại Lễ trao giải Cuộc thi Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ Tư, năm 2024.
Kỳ 2: Nguyên nhân và đề xuất một số giải pháp khắc phục căn bệnh “sợ trách nhiệm”

Kỳ 2: Nguyên nhân và đề xuất một số giải pháp khắc phục căn bệnh “sợ trách nhiệm”

Cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho rằng: “Sợ trách nhiệm là một khuyết điểm thuộc về ý thức tư tưởng, phẩm chất cách mạng của cán bộ, đảng viên".
Kỳ 1: Nhận diện về những biểu hiện của căn bệnh “sợ trách nhiệm”

Kỳ 1: Nhận diện về những biểu hiện của căn bệnh “sợ trách nhiệm”

Gõ từ khóa “sợ trách nhiệm”, chúng ta sẽ nhận được hàng nghìn kết quả, trong đó có hàng trăm bài viết, phóng sự bàn luận dưới nhiều bàn luận, góc nhìn.
Lai Châu: Nhận diện những thủ đoạn lợi dụng vấn đề dân tộc nhằm xâm phạm an ninh quốc gia

Lai Châu: Nhận diện những thủ đoạn lợi dụng vấn đề dân tộc nhằm xâm phạm an ninh quốc gia

Theo Công an tỉnh Lai Châu, cần nhận diện rõ những thủ đoạn của các thế lực thù địch trong việc lợi dụng vấn đề dân tộc nhằm chống phá cách mạng hiện nay.

Tin cùng chuyên mục

“Tuần lễ Vàng” – dấu ấn của tinh thần đại đoàn kết dân tộc

“Tuần lễ Vàng” – dấu ấn của tinh thần đại đoàn kết dân tộc

"Tuần lễ Vàng" kêu gọi các tầng lớp nhân dân tình nguyện ủng hộ xây dựng "Quỹ Độc Lập" do Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh phát động vẫn nguyên giá trị.
Di chúc của Bác mãi mãi đồng hành cùng dân tộc

Di chúc của Bác mãi mãi đồng hành cùng dân tộc

Di chúc của Bác là một văn kiện lịch sử cực kỳ quan trọng, đã làm "rạng rỡ dân tộc ta, nhân dân ta và non sông đất nước ta" và mãi mãi đồng hành cùng dân tộc.
Cán bộ, đảng viên thực hiện chuẩn mực đạo đức cách mạng: Soi chiếu từ Quy định số 144-QĐ/TW

Cán bộ, đảng viên thực hiện chuẩn mực đạo đức cách mạng: Soi chiếu từ Quy định số 144-QĐ/TW

Chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới được nêu rõ tại Quy định số 144-QĐ/TW được xem là kim chỉ nam cho mỗi hành động, việc làm.
Giải pháp phòng, chống hoạt động ‘xâm lăng văn hóa’ đối với nước ta

Giải pháp phòng, chống hoạt động ‘xâm lăng văn hóa’ đối với nước ta

‘Xâm lăng văn hóa’ là một thủ đoạn mà các thế lực thù địch đã ráo riết triển khai nhằm thực hiện chiến dịch phá hoại tư tưởng đối với nước ta.
Lan tỏa tinh thần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Lan tỏa tinh thần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Cuộc thi chính luận “Về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng” lần thứ tư, năm 2024 đã được sự quan tâm đặc biệt của các cấp ủy Đảng trên địa bàn TP. Hải Phòng.
Bộ mặt thật của Việt Tân từ cái gọi là

Bộ mặt thật của Việt Tân từ cái gọi là 'hội luận kinh tế thị trường ở Việt Nam'

Tổ chức phản động Việt Tân đã nhanh chóng lợi dụng việc Hoa Kỳ chưa công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường để xuyên tạc thô bạo tình hình Việt Nam.
Bài 5: Đạo pháp bất ly thế gian pháp

Bài 5: Đạo pháp bất ly thế gian pháp

Suốt hơn 2000 năm lịch sử, Phật giáo Việt Nam luôn lấy phương châm nhập thế và phát huy tinh thần "Đạo pháp bất ly thế gian pháp" làm giá trị cốt lõi.
Bài 4: Tư cách của tín đồ phải đứng sau nghĩa vụ công dân

Bài 4: Tư cách của tín đồ phải đứng sau nghĩa vụ công dân

Lợi dụng sự phong phú, bao dung của giới luật Phật giáo để thủ lợi...thì cần phải lên án và có sự điều chỉnh của pháp luật ở tư cách công dân của người tu hành.
Bài 3: Quan điểm của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước về Phật giáo

Bài 3: Quan điểm của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước về Phật giáo

Nhằm giải quyết vấn đề tôn giáo trong chủ nghĩa xã hội, Đảng và Nhà nước ta đã có chính sách đúng đắn về Phật giáo ở Việt Nam.
Bài 2: Họ xa rời Phật pháp chân chính, trái đời ngược đạo

Bài 2: Họ xa rời Phật pháp chân chính, trái đời ngược đạo

Thay vì hướng tới việc xiển dương chính pháp, một số chư tôn tịnh đức đã lạc lối vào việc truyền bá các hành vi mê tín, thương mại hóa các nghi lễ tôn giáo.
Chấn chỉnh những sai lệch để Phật giáo tốt đời đẹp đạo: Bài 1: Khi thuyết giảng xuyên tạc phá hoại đức tin

Chấn chỉnh những sai lệch để Phật giáo tốt đời đẹp đạo: Bài 1: Khi thuyết giảng xuyên tạc phá hoại đức tin

Nhiều chức sắc tôn giáo và cả những người mạo danh nhà tu hành đã có các việc làm trái đời ngược đạo, gây tổn hại tới thanh danh Phật giáo…
Đoàn kết tôn giáo xây dựng đất nước phát triển bền vững

Đoàn kết tôn giáo xây dựng đất nước phát triển bền vững

Đoàn kết tôn giáo luôn nằm trong số những vấn đề quan trọng nhất của mỗi quốc gia, là tài sản tinh thần không thể thiếu vắng trong mọi giai đoạn phát triển.
Không công khai do sợ sai

Không công khai do sợ sai

Công khai, minh bạch là một giải pháp quan trọng của Đảng và Nhà nước ta trong lãnh đạo, quản lý điều hành để khắc phục tình trạng quan liêu, tham nhũng.
Tổng Bí thư Trần Phú: Tấm gương ngời sáng về sự kiên trung, tận hiến cho sự nghiệp cách mạng

Tổng Bí thư Trần Phú: Tấm gương ngời sáng về sự kiên trung, tận hiến cho sự nghiệp cách mạng

Tinh thần bất khuất, những cống hiến to lớn của đồng chí Trần Phú để lại cho các thế hệ mai sau tấm gương ngời sáng của một người chiến sĩ cách mạng kiên trung.
Bài 3: Hướng tới một nền kinh tế cạnh tranh minh bạch, hiệu quả

Bài 3: Hướng tới một nền kinh tế cạnh tranh minh bạch, hiệu quả

Quyền lợi người tiêu dùng bị xâm phạm không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của nhân dân, mà còn suy giảm năng lực cạnh tranh quốc gia và nền kinh tế.
Bài 3 (Bài cuối):

Bài 3 (Bài cuối): ''Hoá giải'' thách thức tạo ''đòn bẩy'' cho phát triển công nghiệp

Luật Công nghiệp trọng điểm được kỳ vọng sẽ chắp cánh cho mục tiêu Việt Nam trở thành nền kinh tế mạnh, phát triển bền vững, có ngành công nghiệp hiện đại.
Bài 2: Chuyển biến tích cực từ trung ương đến địa phương

Bài 2: Chuyển biến tích cực từ trung ương đến địa phương

Những năm qua, các cơ quan quản lý Nhà nước từ trung ương đến địa phương đã phát huy hiệu quả vai trò trong sự nghiệp bảo vệ người tiêu dùng.
Bài 2: Vì sao Bộ Công Thương phải xây dựng Luật Công nghiệp trọng điểm?

Bài 2: Vì sao Bộ Công Thương phải xây dựng Luật Công nghiệp trọng điểm?

Những quyết sách quan trọng của Đảng về phát triển công nghiệp đã mang đến gam màu sáng cho nền kinh tế, tuy nhiên ngành này phát triển chưa như kỳ vọng.
Phòng vệ thương mại thời hội nhập: Mệnh lệnh thị trường và tiếng gọi trưởng thành

Phòng vệ thương mại thời hội nhập: Mệnh lệnh thị trường và tiếng gọi trưởng thành

Phòng vệ thương mại đã góp phần xứng đáng vào hoạt động xuất khẩu, với bước đi mạnh mẽ trong chính sách đối ngoại đa phương hóa, đa dạng hóa.
Bài 2: Giữ vững đà xuất khẩu và uy tín cho hàng hoá Việt Nam trên sân chơi kinh tế toàn cầu

Bài 2: Giữ vững đà xuất khẩu và uy tín cho hàng hoá Việt Nam trên sân chơi kinh tế toàn cầu

Để giữ vững đà xuất khẩu hàng hoá, công tác đấu tranh ngăn chặn các hành vi gian lận xuất xứ, lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại sẽ được đẩy mạnh.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động