Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ ba 19/11/2024 16:15

Lai Châu: Nhận diện những thủ đoạn lợi dụng vấn đề dân tộc nhằm xâm phạm an ninh quốc gia

Theo Công an tỉnh Lai Châu, cần nhận diện rõ những thủ đoạn của các thế lực thù địch trong việc lợi dụng vấn đề dân tộc nhằm chống phá cách mạng hiện nay.

Lai Châu là một tỉnh miền núi phía Tây Bắc của Tổ quốc, với 20 dân tộc sinh sống, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm gần 85% dân số của cả tỉnh. Các dân tộc trên địa bàn cùng sinh sống bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau cùng phát triển. Những năm qua, Đảng, Nhà nước luôn chú trọng quan tâm, tạo mọi điều kiện, đầu tư nguồn lực thúc đẩy phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội cho nhân dân trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số tại các địa bàn vùng sâu, vùng xa.

(Ảnh minh họa: CALC)

Đến nay, Lai Châu được ghi nhận là địa phương có tốc độ giảm nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số cao, đạt 3,68%, vượt mục tiêu Thủ tướng Chính phủ giao; thu nhập bình quân đầu người năm 2023 đạt 47,2 triệu đồng/người, tăng 3,4 triệu đồng so với năm 2020. Các vùng trồng cây dược liệu, cây nông nghiệp chất lượng cao được hình thành; dịch vụ, du lịch được quan tâm phát triển dần trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, đem lại nguồn thu nhập, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào dân tộc thiểu số.

Tuy nhiên, với âm mưu thực hiện “Diễn biến hòa bình”, chống phá cách mạng Việt Nam lâu dài, các thế lực thù địch vẫn luôn phủ nhận những thành quả của Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, ráo riết lợi dụng vấn đề “dân tộc”, “tôn giáo”, núp dưới chiêu bài “tự do tôn giáo”, “dân chủ”, “nhân quyền”, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc, kích động tư tưởng dân tộc hẹp hòi, ly khai tự trị, tập hợp lực lượng, lôi kéo quần chúng tham gia các hoạt động chống chính quyền, thành lập “Nhà nước riêng”, “tôn giáo riêng” trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại các tỉnh Tây Bắc, Tây Nguyên, trong đó có địa bàn Lai Châu, nổi lên là một số phương thức, thủ đoạn sau:

Thứ nhất, lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và tình hình đời sống khó khăn, nhận thức còn hạn chế của một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số ở các địa bàn vùng sâu, vùng xa để tuyên truyền đạo trái pháp luật; tài trợ tiền, vật chất, tìm cách móc nối, thâm nhập vào địa bàn để phát triển, lôi kéo người tin theo các tổ chức tôn giáo không được Nhà nước công nhận, lồng ghép những luận điệu tuyên truyền phản động, xuyên tạc mang màu sắc chính trị như hướng dẫn số tin theo các tổ chức này cách đối phó với lực lượng chức năng khi được tuyên truyền vận động, vu cáo chính quyền đàn áp tôn giáo, phân biệt đối xử với người dân tộc thiểu số, kêu gọi sự can thiệp của các tổ chức, cá nhân phản động ở nước ngoài,.... Ở địa bàn Lai Châu thời gian qua, sự xuất hiện và lan rộng của các tổ chức “đội lốt” tôn giáo như “Giê sùa”, “Bà cô Dợ” đã gây ra những bất ổn trong đời sống xã hội, đặc biệt là tình hình an ninh, trật tự.

Thứ hai, các thế lực thù địch, phản động thường lợi dụng vấn đề dân tộc, lịch sử để lại, đấu tranh cho “dân chủ”, “nhân quyền”, đánh tráo khái niệm “quyền dân tộc tự quyết” để ra sức tuyên truyền xuyên tạc những luận điệu lừa mị, kích động tư tưởng dân tộc hẹp hòi, lập ra nhiều hội nhóm ở trong và ngoài nước để lôi kéo người dân tộc thiểu số tham gia như “Nhà nước Mông”, “Tổ chức bất hợp pháp Dương Văn Minh”,… Các tổ chức phản động lưu vong bên ngoài tích cực móc nối, hậu thuẫn cả về vật chất, tinh thần cho số chống đối ở trong nước đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, chống phá vào vùng dân tộc thiểu số, giương cao khẩu hiệu đòi “ly khai, tự trị dân tộc”, thành lập tổ chức tôn giáo riêng. Chúng triệt để lợi dụng đặc điểm nội tại của đồng bào các dân tộc thiểu số để kích động, tập trung đông người, biểu tình, gây rối, bạo loạn như các vụ việc xảy ra năm 2011 ở Mường Nhé (Điện Biên), vụ tụ tập đông người năm 2020 ở Tà Tổng, Mường Tè.

Thứ ba, các đối tượng lợi dụng sự phát triển mạnh mẽ của các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội như Facebook, Youtube, Tiktok, Zoom Meeting,... để lập ra nhiều hội nhóm, “diễn đàn” công khai, bí mật đối lập với đường lối của Đảng, Nhà nước hoặc ẩn dưới danh nghĩa bảo vệ quyền “tự do tôn giáo”, “dân chủ”, “bình đẳng” cho đồng bào các dân tộc thiểu số để làm công cụ tuyên truyền, đăng tải những thông tin không chính thống, truyền bá những luận điệu xuyên tạc, kích động, chống phá, từ từ tác động, ảnh hưởng xấu đến nhận thức và tư tưởng của đồng bào dân tộc thiểu số.

Thứ tư, kích động, lừa bịp đồng bào dân tộc thiểu số, số quần chúng đang tin theo các tổ chức tôn giáo bất hợp pháp vượt biên trái phép, di cư đi nước ngoài (Lào, Thái Lan, Campuchia,…) để dễ dàng móc nối, mua chuộc, lôi kéo tham gia các hoạt động chống phá Việt Nam từ bên ngoài, vu cáo Việt Nam vi phạm “tự do tôn giáo”, “dân chủ”, “nhân quyền”,…

Thứ năm, các đối tượng ra sức “bới lông, tìm vết”, lợi dụng những sai lầm, thiếu sót của một bộ phận cán bộ, thổi phồng những sơ hở, thiếu sót của ta trong thực hiện các chủ trương, chính sách liên quan đến xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, khoét sâu vào những mâu thuẫn, vấn đề bức xúc chưa được giải quyết kịp thời như đất đai, giải phóng mặt bằng, an sinh xã hội… ở địa bàn miền núi, vùng sâu, vùng xa từ đó gây chia rẽ, làm suy giảm niềm tin của đồng bào các dân tộc đối với sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, kích động biểu tình, khiếu kiện, làm xuất hiện những nguy cơ hình thành “điểm nóng” gây phức tạp về an ninh trật tự.

Nhận diện rõ những thủ đoạn của các thế lực thù địch trong việc lợi dụng vấn đề dân tộc nhằm chống phá cách mạng hiện nay, mỗi người dân cần nâng cao ý thức cảnh giác, nhận diện và đấu tranh với âm mưu, hoạt động lợi dụng vấn đề dân tộc xâm phạm an ninh quốc gia của các thế lực thù địch, phản động trong tình hình hiện nay, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết, bản sắc và truyền thống tốt đẹp của các dân tộc, chung tay góp phần vào sự nghiệp đảm bảo an ninh quốc gia, xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội, đưa Lai Châu phát triển nhanh, bền vững.

Minh Thư
Bài viết cùng chủ đề: Lai Châu

Tin cùng chuyên mục

Đào tạo, phát triển cán bộ trẻ - lực lượng nòng cốt trong công tác xây dựng Đảng

Bảo vệ nền tảng tư tưởng hướng tới mục tiêu 100 năm dưới sự lãnh đạo của Đảng

Kỳ 2: Nguyên nhân và đề xuất một số giải pháp khắc phục căn bệnh “sợ trách nhiệm”

Kỳ 1: Nhận diện về những biểu hiện của căn bệnh “sợ trách nhiệm”

“Tuần lễ Vàng” – dấu ấn của tinh thần đại đoàn kết dân tộc

Di chúc của Bác mãi mãi đồng hành cùng dân tộc

Cán bộ, đảng viên thực hiện chuẩn mực đạo đức cách mạng: Soi chiếu từ Quy định số 144-QĐ/TW

Giải pháp phòng, chống hoạt động ‘xâm lăng văn hóa’ đối với nước ta

Lan tỏa tinh thần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Bộ mặt thật của Việt Tân từ cái gọi là 'hội luận kinh tế thị trường ở Việt Nam'

Bài 5: Đạo pháp bất ly thế gian pháp

Bài 4: Tư cách của tín đồ phải đứng sau nghĩa vụ công dân

Bài 3: Quan điểm của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước về Phật giáo

Bài 2: Họ xa rời Phật pháp chân chính, trái đời ngược đạo

Chấn chỉnh những sai lệch để Phật giáo tốt đời đẹp đạo: Bài 1: Khi thuyết giảng xuyên tạc phá hoại đức tin

Đoàn kết tôn giáo xây dựng đất nước phát triển bền vững

Không công khai do sợ sai

Tổng Bí thư Trần Phú: Tấm gương ngời sáng về sự kiên trung, tận hiến cho sự nghiệp cách mạng

Bài 3: Hướng tới một nền kinh tế cạnh tranh minh bạch, hiệu quả

Bài 3 (Bài cuối): ''Hoá giải'' thách thức tạo ''đòn bẩy'' cho phát triển công nghiệp