Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp: Mở đường cho công nghệ lưỡng dụng

Chiều 8/11 Quốc hội nghe Chính phủ trình dự án Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp và tiến hành thảo luận tại tổ.
Trung tướng Nguyễn Mạnh Hùng: Công nghiệp quốc phòng tự chủ hiện đại Góp ý dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp

Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, trình bày Tờ trình về dự án Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang cho biết, công nghiệp quốc phòng (CNQP), công nghiệp an ninh (CNAN) và động viên công nghiệp (ĐVCN) luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt, lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và Nhà nước; các quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng được thể hiện trong các văn kiện chính trị.

Thúc đẩy phát triển công nghiệp quốc phòng, công nghệ lưỡng dụng

Bộ trưởng Phan Văn Giang cho biết, mục đích xây dựng Luật là nhằm hoàn thiện các cơ chế, chính sách đáp ứng nhu cầu xây dựng và phát triển CNQP, AN và ĐVCN trước mắt và lâu dài, bao gồm cả đảm bảo cơ chế, chính sách đặc thù cho những lĩnh vực đặc biệt quan trọng của CNQP, CNAN; phát huy vai trò chức năng, nhiệm vụ của CNQP, CNAN và ĐVCN trong đảm bảo vũ khí trang bị kỹ thuật, phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ cho lực lượng vũ trang nhân dân; tổ chức đổi mới, sắp xếp hệ thống cơ sở CNQP, cơ sở CNAN phù hợp đặc thù CNQP, CNAN, ĐVCN và gắn với phương thức tác chiến của Quân đội, nhiệm vụ của Công an, đáp ứng với kinh tế thị trường, hội nhập toàn cầu; bảo đảm tập trung, thống nhất, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về CNQP, CNAN và ĐVCN.

Bộ trưởng Phan Văn Giang
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang (Ảnh:Quochoi.vn)

Đồng thời, huy động các thành phần kinh tế, doanh nghiệp ngoài lực lượng vũ trang nhân dân có tiềm lực về tài chính, khoa học, công nghệ tham gia đầu tư phát triển CNQP, AN và thực hiện nhiệm vụ ĐVCN, tham gia sản xuất, sửa chữa vũ khí trang bị kỹ thuật, phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ cho lực lượng vũ trang nhân dân; đẩy mạnh hợp tác, hội nhập quốc tế...

Theo các đại biểu, dự thảo luật sau khi được ban hành sẽ góp phần đẩy mạnh phát triển công nghiệp quốc phòng, công nghệ lưỡng dụng, thu hút được nguồn lực xã hội tham gia vào nghiên cứu, phát triển công nghệ cho cả mục đích quốc phòng, an ninh và phát triển kinh tế đất nước.

Góp phần xây dựng tiềm lực quốc phòng

Thẩm tra về dự án luật, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh (UBQPAN) của Quốc hội Lê Tấn Tới nhấn mạnh, UBQPAN nhất trí về sự cần thiết ban hành Luật như đã nêu trong Tờ trình của Chính phủ nhằm thể chế hóa đầy đủ chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về phát triển CNQP, AN và ĐVCN; khắc phục những hạn chế, bất cập sau 15 năm thực hiện Pháp lệnh CNQP (năm 2008), 20 năm thực hiện Pháp lệnh ĐVCN (năm 2003) và thực tiễn phát triển CNAN từ Đại hội Đảng lần thứ XI đến nay (Nghị định số 63/2020/NĐ-CP, ngày 8/6/2020 của Chính phủ quy định về CNAN), bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quốc phòng, quân sự, bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, phòng thủ và bảo vệ Tổ quốc thời bình và thời chiến.

Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp: Mở đường cho công nghệ lưỡng dụng
Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh (UBQPAN) của Quốc hội Lê Tấn Tới (Ảnh:Quochoi.vn)

Ủy ban Quốc phòng và An ninh nhấn mạnh, công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp có vị trí, vai trò rất quan trọng trong thực hiện các chiến lược về quốc phòng, quân sự, an ninh quốc gia; xây dựng thế trận, tiềm lực quốc phòng, an ninh, phòng thủ, bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa, bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội; xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại.

Việc xây dựng luật đáp ứng yêu cầu cấp bách trước mắt cũng như lâu dài nhằm tạo hành lang pháp lý đầy đủ, khả thi góp phần bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển bền vững đất nước.

Ủy ban Quốc phòng và An ninh đề nghị cơ quan soạn thảo dự án Luật tiếp tục rà soát, đánh giá đầy đủ, toàn diện hơn các căn cứ về chính trị, pháp lý, thực tiễn; đặt CNQP, AN, ĐVCN trong tổng thể nền công nghiệp quốc gia và cả nền kinh tế trước yêu cầu xây dựng, tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh của đất nước để phân tích, đánh giá toàn diện, làm rõ hơn về sự cần thiết ban hành Luật.

Ủy ban Quốc phòng và An ninh cho biết, hồ sơ dự án Luật Chính phủ trình cơ bản đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; nhiều nội dung được nghiên cứu, chuẩn bị kỹ lưỡng, công phu, đủ điều kiện báo cáo Quốc hội xem xét, cho ý kiến, nhưng cần tiếp tục rà soát, bổ sung những vấn đề nêu trên. Đồng thời khẳng định, nội dung của dự thảo Luật cơ bản phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng, phù hợp với Hiến pháp, bảo đảm tính thống nhất trong hệ thống pháp luật và tính khả thi.

Cần quy định rõ ràng về bản quyền

Góp ý về dự thảo luật tại tổ, đại biểu Nguyễn Thị Sửu - đoàn Thừa Thiên Huế, đồng tình, ủng hộ sự cần thiết phải ban hành Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp.

Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp: Mở đường cho công nghệ lưỡng dụng
Đại biểu Nguyễn Thị Sửu - đoàn Thừa Thiên Huế (Ảnh: Phạm Thắng)

Tuy nhiên theo đại biểu Nguyễn Thị Sửu, cần làm rõ mối quan hệ công nghiệp quốc phòng với công nghiệp an ninh ở cả khâu nghiên cứu khoa học, sản xuất, trang thiết bị vũ khí nhân lực và quản lý nhà nước. Ngoài ra, công trình hay là sản phẩm từ CNQP, CNAN cần được quy phạm để tránh chồng chéo, trùng lắp với các công trình khác hay là sản phẩm có trong luật có trong Luật công trình Quốc phòng và khu quân sự dự kiến sẽ thông qua tại kỳ họp thứ 6 này.

Đồng thời, một số quy định cụ thể trong dự thảo Luật, nghiên cứu khoa học quốc phòng, an ninh và sản phẩm tạo ra luôn phải xác định chủ thể công trình và đặt trong mối tương quan trong các luật khác như: Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Khoa học và Công nghệ về quy cách quy chuẩn về hoạt động khoa học công nghệ, Luật chuyển giao công nghệ….

Góp ý vào dự thảo luật, đại biểu Trần Văn Lâm - đoàn Bắc Giang cho rằng: Nếu có tình huống thời chiến xảy ra, thì cần các nguồn lực có khả năng đóng góp và các nguồn lực có trách nhiệm đóng góp, để huy động phục vụ cho nhiệm vụ quốc phòng an ninh tuy theo tình huống và mức độ huy động.

Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp: Mở đường cho công nghệ lưỡng dụng
Đại biểu Trần Văn Lâm - đoàn Bắc Giang (Ảnh: Thu Hường)

Trong thời bình, các nhà đầu tư có môi trường được đảm bảo hoà bình, an ninh để thực hiện đầu tư và thu về lợi nhuận. Và khi trong thời chiến, các nhà đầu tư là người Việt đang sinh sống trong nước đều có trách nhiệm đóng góp, thậm chí còn phải huy động về nhân lực.

Đối với những nhà đầu tư nước ngoài có tài sản tại Việt Nam, vẫn cần thiết phải đóng góp và thực hiện các quy định trong tình huống thời chiến. Như vậy mới là bình đẳng và mới mở rộng được phạm vi đầu tư.

Thực tế đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đang đóng góp rất lớn về tài sản và nguồn lực rất lớn. Các nhà đầu tư nước ngoài cũng đang nắm giữ những công nghệ tiên tiến. “Nếu bỏ lực lượng này ra khỏi luật, tôi cho rằng chúng ta sẽ bỏ rơi một tiềm lực rất lớn để phục vụ cho công nghiệp quốc phòng trong thời chiến”.

Với vấn đề bản quyền, đại biểu đề nghị Cơ quan soạn thảo nghiên cứu thêm, bởi bản quyền trong công nghiệp quốc phòng thuộc về nhiều cấp khác nhau. Có trường hợp bản quyền thuộc về các doanh nghiệp, nhưng Nhà nước vẫn phải có chính sách để quản lý và đảm bảo năng lực về công nghiệp quốc phòng của đất nước. Đại biểu lấy dẫn chứng về hãng tư nhân như Lockheed Martin tại Mỹ sản xuất máy bay chiến đấu và vũ khí hiện đại, nhưng khi bán cho đối tác nào thì vẫn phải do Chính phủ Mỹ cho phép.

Tại Việt Nam, lĩnh vực công nghiệp quốc phòng đã có những bước tiến bộ mạnh mẽ, rất nhiều công nghệ vươn lên hãng đầu thế giới ở một số lĩnh vực. Do vậy, vấn đề được phép xuất khẩu đến đâu và như thế nào, để tham gia vào thị trường thế giới. Theo đó, vừa mang lại lợi ích kinh tế, vừa vẫn đảm bảo và giữ được bí mật quốc gia, giữ được vai trò dẫn dắt, đảm bảo bản quyền của quốc gia. Đại biểu đề nghị, trong luật phải có một quy định rõ ràng cho vấn đề bản quyền.

Với công nghiệp lưỡng dụng, đại biểu đoàn Bắc Giang cho rằng, đây là nguồn huy động phục vụ cho dịch vụ quốc phòng an ninh mà trong luật sẽ điều chỉnh.

Về quy hoạch, kế hoạch cho quốc phòng an ninh, đại biểu khẳng định để phát triển cần có chiến lược bài bản, quy hoạch chặt chẽ. Trên hết phải đảm bảo yếu tố an ninh, an toàn thông tin.

Dự thảo Luật CNQP, AN và ĐVCN gồm 7 chương và 73 điều. Nội dung cơ bản của dự thảo Luật CNQP, AN và ĐVCN tập trung vào 5 chính sách nổi bật đã được Chính phủ, Quốc hội thông qua, gồm: Chính sách 1 - Phát triển CNQP, CNAN theo hướng lưỡng dụng, bảo đảm sự tham gia của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong hoạt động CNQP, CNAN. Chính sách 2 - Hoàn thiện, sắp xếp, đổi mới hệ thống tổ chức CNQP, CNAN. Chính sách 3 - Thúc đẩy hoạt động Khoa học và Công nghệ phục vụ phát triển CNQP, CNAN. Chính sách 4 - Huy động nguồn lực cho phát triển CNQP, CNAN. Chính sách 5 - Bảo đảm hiệu quả hoạt động ĐVCN.
Thu Hường
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: công nghiệp quốc phòng

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Dẫn đường quán tính sợi quang, đột phá trong hiện đại hóa Hải quân Việt Nam

Dẫn đường quán tính sợi quang, đột phá trong hiện đại hóa Hải quân Việt Nam

Hệ thống dẫn đường quán tính sử dụng cảm biến sợi quang đã chứng minh được tính đột phá khi áp dụng thực tiễn trong Hải quân Việt Nam.
Ba Lan tăng cường ‘Lá chắn phía đông’ của NATO giáp biên giới Nga

Ba Lan tăng cường ‘Lá chắn phía đông’ của NATO giáp biên giới Nga

Ba Lan đang triển khai "lá chắn phía đông" nhằm tăng cường an ninh biên giới và bảo vệ sườn phía đông của NATO giáp với Nga.
Stryker của Mỹ đổi chủ: Chiến sự Ukraine-Nga thêm phần phức tạp

Stryker của Mỹ đổi chủ: Chiến sự Ukraine-Nga thêm phần phức tạp

Truyền thông Nga đưa tin quân đội nước này đã thu giữ và sửa chữa một chiếc xe bọc thép Stryker do Mỹ sản xuất từ chiến sự Ukraine-Nga.
BlueWhale - ‘bóng ma biển cả’ mới của Hải quân Đức

BlueWhale - ‘bóng ma biển cả’ mới của Hải quân Đức

Hải quân Đức đang tiến hành thử nghiệm tàu ngầm tự hành BlueWhale nhằm nâng cao khả năng tác chiến chống ngầm theo thông tin được công bố bởi Dorothee Frank.
Colibri -

Colibri - ''cánh tay nối dài'' của Pháp trong cuộc chiến ở Ukraine

Pháp đã thành công trong việc thử nghiệm loại đạn điều khiển từ xa đầu tiên, củng cố cam kết hỗ trợ các đồng minh, đặc biệt là tại chiến sự Nga-Ukraine.

Tin cùng chuyên mục

Bộ Quốc phòng thúc đẩy nghiên cứu, phát triển xe chiến đấu bộ binh

Bộ Quốc phòng thúc đẩy nghiên cứu, phát triển xe chiến đấu bộ binh

Thứ trưởng Bộ Quốc phòng có buổi làm việc với Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng và một số đơn vị về tiến độ nghiên cứu, phát triển, chế tạo xe chiến đấu bộ binh.
Mỹ và Ấn Độ ký kết thỏa thuận trị giá 3,5 tỷ USD mua 31 máy bay không người lái

Mỹ và Ấn Độ ký kết thỏa thuận trị giá 3,5 tỷ USD mua 31 máy bay không người lái

Ấn Độ và Mỹ đã chính thức ký kết thỏa thuận trị giá 3,5 tỷ USD mua 31 máy bay không người lái MQ-9B High Altitude Long Endurance (HALE).

'Thần Hercules' - niềm tự hào của quân đội Mỹ bất ngờ rơi vào tay Nga

Xe bọc thép phục hồi M88A2 Hercules, vốn là một biểu tượng của sức mạnh kỹ thuật của quân đội Mỹ, giờ đây lại trở thành một phần của kho vũ khí của Nga.

'Bóng ma' trên bầu trời của Nga và những ẩn số chưa được khám phá

Nga vừa chính thức đưa máy bay không người lái (UAV) SKAT 350M vào danh sách các sản phẩm được sản xuất trong nước.
Sức mạnh mới của Su-27: Ukraine tích hợp bom chính xác đối đầu với Nga

Sức mạnh mới của Su-27: Ukraine tích hợp bom chính xác đối đầu với Nga

Ukraine lần đầu tiên giới thiệu máy bay chiến đấu Su-27 được trang bị bom chính xác GBU-39, đánh dấu một giai đoạn mới trong cuộc xung đột với Nga.
Cực nóng: Chiến đấu cơ F-16 Ukraine lần đầu bắn hạ Su-34 của Nga trên bầu trời

Cực nóng: Chiến đấu cơ F-16 Ukraine lần đầu bắn hạ Su-34 của Nga trên bầu trời

Theo chuyên trang phân tích vũ khí quân sự Army, một máy bay chiến đấu F-16 do Không quân Ukraine vận hành đã bắn hạ một máy bay chiến đấu-ném bom Su-34 của Nga
Quân đội Mỹ tiết lộ UAV bay ở tầng bình lưu có thể hoạt động liên tục hàng tháng trời

Quân đội Mỹ tiết lộ UAV bay ở tầng bình lưu có thể hoạt động liên tục hàng tháng trời

Quân đội Mỹ chính thức ra mắt Horus A hồi đầu tháng 10, mẫu máy bay không người lái (UAV) tầng bình lưu có thể hoạt động liên tục hàng tháng trời.
Thứ gì làm

Thứ gì làm 'siêu xe tăng' Leopard 2 của Đức 6 lần 'gục ngã' ở Ukraine?

Bộ Quốc phòng Nga công bố việc sử dụng máy bay không người lái FPV để tiêu diệt sáu xe tăng Leopard 2 của Đức trong chiến sự Nga-ukraine.
Ukraine thêm loạt máy bay không người lái, robot tối tân vào

Ukraine thêm loạt máy bay không người lái, robot tối tân vào 'vòng chiến’

Ukraine đã cho phép triển khai hơn 140 hệ thống máy bay không người lái và 33 tổ hợp robot mặt đất sản xuất trong nước vào chiến trường.
Anh có thể giao cho Ukraine vũ khí laser bắn trúng mục tiêu nhỏ như 1 đồng xu ở khoảng cách 1km

Anh có thể giao cho Ukraine vũ khí laser bắn trúng mục tiêu nhỏ như 1 đồng xu ở khoảng cách 1km

Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine, đã có cuộc thảo luận quan trọng với người đồng cấp Anh, John Healey, về việc triển khai vũ khí laser DragonFire của Anh.
‘Răng rồng’ là gì mà NATO rải khắp biên giới phía đông giáp Nga?

‘Răng rồng’ là gì mà NATO rải khắp biên giới phía đông giáp Nga?

Bộ Quốc phòng Lithuania (thuộc NATO) cho biết đã xây dựng và gia cố các công sự với các loại 'nhím chống tăng' 'răng rồng' giáp biên giới với Nga.
Ukraine độ ‘chiến thần’ Toyota Land Cruiser thành xe bọc thép hạng nhẹ, 200 mã lực

Ukraine độ ‘chiến thần’ Toyota Land Cruiser thành xe bọc thép hạng nhẹ, 200 mã lực

Ukraine đã chính thức nhận được lô xe bọc thép Jura đầu tiên, một sản phẩm chiến thuật mới được phát triển dựa trên khung gầm Toyota Land Cruiser 70.
Lữ đoàn 2.300 lính tinh nhuệ Pháp nhận đào tạo cho Ukraine có gì đặc biệt?

Lữ đoàn 2.300 lính tinh nhuệ Pháp nhận đào tạo cho Ukraine có gì đặc biệt?

Pháp đã khởi động chương trình huấn luyện toàn diện cho Lữ đoàn lính tinh nhuệ mới mang tên "Anne of Kyiv". Đây là một bước tiến lớn trong việc hỗ trợ Ukraine.
Mỹ - Nhật hợp tác sản xuất ‘siêu tên lửa’ AIM-120 tiếp lực cho Ukraine

Mỹ - Nhật hợp tác sản xuất ‘siêu tên lửa’ AIM-120 tiếp lực cho Ukraine

Mỹ - Nhật Bản đang đẩy nhanh kế hoạch hợp tác sản xuất tên lửa không đối không tầm trung tiên tiến AIM-120 (thường gọi là AMRAAM) cung cấp cho Ukraine.
Bất chấp chiến sự ở Ukraine, Nga sắp chuyển giao

Bất chấp chiến sự ở Ukraine, Nga sắp chuyển giao 'siêu pháo đài' phòng không cho Ấn Độ

Nga chuẩn bị hoàn thành chuyển giao hệ thống phòng không S-400 cho Ấn Độ vào năm 2025, bất chấp ảnh hưởng từ chiến sự ở Ukraine.
Cuộc chiến ở Ukraine: Nga thúc đẩy sử dụng ‘trí thông minh bầy đàn’ cho drone

Cuộc chiến ở Ukraine: Nga thúc đẩy sử dụng ‘trí thông minh bầy đàn’ cho drone

Nga thúc đẩy việc sử dụng "trí thông minh bầy đàn" do một người điều khiển quản lý được lượng lớn drone cùng hoạt động tại cuộc chiến ở Ukraine.
Vũ khí quân sự: Israel cung cấp ‘lá chắn điện tử’ mới giúp Ukraine ứng phó tên lửa Nga

Vũ khí quân sự: Israel cung cấp ‘lá chắn điện tử’ mới giúp Ukraine ứng phó tên lửa Nga

Israel đã cung cấp hệ thống cảnh báo không kích Tzeva Adom hiện đại nhằm giúp Ukraine đối phó với các cuộc tấn công bằng tên lửa Nga.
Chương trình tàu ngầm hạt nhân Mỹ ‘lâm nguy’, Trung Quốc được đà tăng tốc

Chương trình tàu ngầm hạt nhân Mỹ ‘lâm nguy’, Trung Quốc được đà tăng tốc

Chương trình tàu ngầm tên lửa đạn đạo hạt nhân (SSBN) lớp Columbia của Hải quân Mỹ đang đối diện với những thách thức nghiêm trọng.
Vũ khí quân sự: Nga để ‘lộ mánh’ đối phó UAV cho lực lượng Ukraine

Vũ khí quân sự: Nga để ‘lộ mánh’ đối phó UAV cho lực lượng Ukraine

Nga để một vũ khí quân sự là hệ thống tác chiến điện tử chống máy bay không người lái vào tay lực lượng Ukraine ở Kursk.
Vũ khí quân sự: Nga gia tăng sức mạnh với loạt ‘chim sắt’ Su-34 vừa ra lò

Vũ khí quân sự: Nga gia tăng sức mạnh với loạt ‘chim sắt’ Su-34 vừa ra lò

Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga vừa được bàn giao một lô máy bay Su-34 mới từ The United Aircraft Corporation - một tập đoàn thuộc Rostec.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động