Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Châu Âu đề xuất 5 giải pháp để xoay chuyển chiến lược công nghiệp quốc phòng

EDIS hướng tới một thị trường quốc phòng châu Âu với các tiêu chuẩn nhất quán và tương thích từ nghiên cứu tới sản xuất chung…
Liên minh châu Âu với những thách thức mới thời hậu bầu cử Nghị viện Châu Âu chuyển mạnh sang điện gió và điện mặt trời sau cuộc xung đột Ukraine - Nga Tại sao Ukraine kiên trì nỗ lực gia nhập Liên minh châu Âu?

Mới đây, Ủy ban châu Âu (EC) công bố Chiến lược công nghiệp quốc phòng châu Âu (EDIS) và đề xuất Kế hoạch công nghiệp quốc phòng châu Âu (EDIP). Đây là chiến lược đầu tiên của Liên minh châu Âu (EU) liên quan đến ngành công nghiệp quốc phòng. Chiến lược này đã xác định tầm nhìn mục tiêu rõ ràng và các biện pháp hiệu quả để EU có thể chuyển ngành công nghiệp quốc phòng sang trạng thái thời chiến, thể hiện mức độ độc lập quốc phòng và tự chủ chiến lược nhất định.

Nâng cao năng lực công nghiệp quốc phòng

EU đã xác định rõ mục tiêu phát triển ngành công nghiệp quốc phòng trong EDIS. Theo đó, đến năm 2030, kim ngạch thương mại quốc phòng nội khối phải chiếm ít nhất 35% thị phần quốc phòng của EU; tỷ lệ mua sắm trong EU phải chiếm ít nhất 50% tỷ trọng ngân sách mua sắm quốc phòng và ít nhất 40% mua sắm trang thiết bị quốc phòng của các quốc gia thành viên EU phải được thực hiện thông qua các hoạt động mua sắm chung.

Trước sự dẫn dắt của các mục tiêu trên, để chuyển ngành công nghiệp quốc phòng sang trạng thái thời chiến, EU đã đề xuất 5 biện pháp lớn nhằm nâng cao khả năng ứng phó và chống chịu của ngành công nghiệp quốc phòng.

Thứ nhất, đầu tư quốc phòng nhiều hơn và hiệu quả hơn. EDIS đề xuất thành lập ủy ban trù bị của ngành công nghiệp quốc phòng bao gồm đại diện các quốc gia thành viên, đại diện cấp cao về chính sách đối ngoại, an ninh của EU và đại diện của EC, chịu trách nhiệm lập kế hoạch tổng thể về xây dựng quốc phòng. Đưa ra chương trình biên chế và trang thiết bị quân sự của châu Âu, xây dựng chính sách miễn giảm thuế cho hợp tác quốc phòng; làm theo mô hình bán vũ khí giữa chính phủ với chính phủ của Mỹ, thiết lập cơ chế bán vũ khí của châu Âu, thiết lập danh mục sản phẩm quốc phòng và dự trữ quốc phòng thống nhất của châu Âu; tham khảo phương pháp thúc đẩy sản xuất vaccine trong thời kỳ dịch bệnh để đưa ra hợp đồng sản xuất trong khuôn khổ quốc phòng.

Châu Âu đề xuất 5 giải pháp để xoay chuyển chiến lược công nghiệp quốc phòng
EDIS có mục tiêu thúc đẩy công nghiệp quốc phòng công nghiệp quốc phòng châu Âu đầu tư vào công nghệ phòng thủ và tăng năng lực sản xuất đạn dược nhằm tăng tính tự chủ của EU, giảm lệ thuộc vào khí tài của Mỹ. Ảnh: AP

Thứ hai, hệ thống cung ứng quốc phòng phản ứng nhanh hơn và kiên cường hơn. Để viện trợ cho Ukraine, EU từng đưa ra dự luật hỗ trợ sản xuất đạn dược vào năm 2023 để kích thích châu Âu bổ sung kho dự trữ quốc phòng. Tuy nhiên, dự luật hỗ trợ sản xuất đạn dược chỉ là kế hoạch ngắn hạn và phạm vi điều chỉnh chỉ bao gồm đạn dược và tên lửa.

Trong khi đó, EDIS đã mở rộng phạm vi và kéo dài thời hạn của kế hoạch kích thích sản xuất ngành công nghiệp quốc phòng hiện có của EU. Ngoài hỗ trợ sản xuất, EU còn đề xuất hỗ trợ các dây chuyền sản xuất quốc phòng hoạt động liên tục và các dây chuyền sản xuất dân dụng có khả năng để năng lực sản xuất quốc phòng có thể nhanh chóng theo kịp tình hình khi khủng hoảng xảy ra. EU còn đề xuất thành lập quỹ đẩy nhanh quá trình chuyển đổi chuỗi cung ứng quốc phòng nhằm giúp các doanh nghiệp quốc phòng siêu nhỏ, nhỏ và vừa có được nguồn tài chính và thiết lập cơ chế an ninh cung ứng sản phẩm quốc phòng của EU.

Thứ ba, hỗ trợ tài chính mạnh mẽ hơn. Về ngân sách của EU, EDIP đề xuất tăng ngân sách quốc phòng thêm 1,5 tỷ Euro và sử dụng số tiền thu được từ tài sản bị đóng băng của Nga ở châu Âu để đầu tư vào công nghệ quốc phòng và phát triển ngành công nghiệp của Ukraine. Về hỗ trợ cho các tổ chức tài chính, EDIS khuyến nghị tăng cường rà soát Ngân hàng Đầu tư châu Âu (EIB), điều chỉnh chính sách cho vay và nới lỏng các quy định hạn chế đầu tư vào quốc phòng.

Thứ tư, văn hóa chuẩn bị chiến tranh phù hợp hơn với xu thế. EDIS cho rằng, EU nên thay đổi quan niệm, thiết lập khái niệm phát triển và an ninh mới trên tinh thần "không có hòa bình, không có thịnh vượng". Văn hóa chuẩn bị chiến tranh còn có nghĩa là điều chỉnh các chính sách giám sát hiện hành của EU, điều phối tính nhất quán của các chính sách vĩ mô trong các lĩnh vực khác như khoa học công nghệ, giáo dục và đào tạo, chuyển đổi xanh, việc làm..., cũng như tối ưu hóa môi trường tổng thể cho sự phát triển ngành công nghiệp quốc phòng.

Thứ năm, quan hệ đối tác nước ngoài coi trọng nhiều hơn sự phối hợp. Đối với Ukraine, EDIS đề xuất hỗ trợ Ukraine tham gia kế hoạch công nghiệp quốc phòng của EU, bao gồm tham gia mua sắm chung, nâng cấp ngành nghề và trao đổi kinh nghiệm. Chiến lược này còn đề xuất tổ chức diễn đàn công nghiệp quốc phòng với Ukraine và thành lập văn phòng đổi mới quốc phòng ở nước này. Đối với NATO, EDIS đề xuất vẫn nên coi NATO là cơ sở của phòng thủ chung châu Âu.

Tìm đầu ra cho ngành công nghiệp quốc phòng châu Âu

Việc EU đẩy nhanh tốc độ xây dựng công nghiệp quốc phòng xuất phát từ những động cơ cả bên trong lẫn bên ngoài rất đáng để quan tâm.

Về động cơ bên trong, năng lực của ngành công nghiệp quốc phòng châu Âu không phù hợp với nhu cầu. Sự phát triển tổng thể của ngành công nghiệp quốc phòng châu Âu tương đối chậm và còn nhiều hạn chế, được thể hiện ở 3 đặc điểm sau:

Một là, đầu tư chưa đủ. Sau Chiến tranh Lạnh, châu Âu được hưởng lợi từ nền hòa bình trong một thời gian dài, do đó đã tập trung nguồn vốn đầu tư có hạn của mình vào các lĩnh vực chính sách khác ngoài quốc phòng. Mặc dù báo cáo năm 2023 được NATO công bố cho thấy, đầu tư quốc phòng của châu Âu đã tăng trưởng 9 năm liên tiếp, nhưng vẫn chưa thể sánh ngang với mức đầu tư của các cường quốc khác trên thế giới.

Châu Âu đề xuất 5 giải pháp để xoay chuyển chiến lược công nghiệp quốc phòng
EDIS tăng cường cơ sở công nghiệp và kết nối năng lực sản xuất nhằm tạo ra một danh mục vũ khí chung duy nhất. Ảnh: Sputnik

Hai là, thiếu sự phối hợp trong nội bộ. Hiện nay, các quốc gia thành viên EU rõ ràng là thiếu sự phối hợp trong việc lên kế hoạch tổng thể và hợp tác xây dựng năng lực quốc phòng .

Hiện tượng ưu tiên lợi ích quốc gia, xây dựng trùng lặp và đầu tư kém hiệu quả còn tương đối phổ biến. Một số quốc gia thành viên thậm chí còn cố tình che giấu tiến trình xây dựng năng lực quốc phòng. Một báo cáo nghiên cứu do EC công bố trước đây cho biết, việc xây dựng trùng lặp đã gây lãng phí cho gần 30% tổng ngân sách quốc phòng của EU. Mặc dù ngay từ năm 2007, EU đã đặt ra tiêu chuẩn, theo đó, việc mua sắm thiết bị quốc phòng chung trong EU phải chiếm 35% tổng mức mua sắm, nhưng tính đến năm 2022, số liệu thực tế vẫn chỉ ở mức 18%, có thể nói là còn khoảng cách rất xa để đạt được mục tiêu.

Số liệu cho thấy mặc dù chi tiêu quốc phòng của EU gia tăng hàng năm, nhưng kể từ khi cuộc khủng hoảng Ukraine nổ ra đến tháng 6/2023, 78% ngân sách mua sắm quốc phòng của các quốc gia thành viên lại chảy ra ngoài EU. Trong đó, nguồn tiền chảy sang Mỹ chiếm 63% tổng mức mua sắm quốc phòng của EU, trong khi ngành công nghiệp quốc phòng của EU lại không được hưởng lợi từ việc tăng chi tiêu quân sự.

Vì lý do này, các quốc gia như Pháp thường xuyên kêu gọi các nước thành viên "mua hàng châu Âu", đưa điều khoản mua sắm hàng của châu Âu vào chính sách viện trợ cho Ukraine hoặc quốc phòng. Việc công bố EDIS thể hiện lập trường này của châu Âu ở một mức độ nhất định.

Ba là, phụ thuộc nghiêm trọng vào nước ngoài. Đặc trưng chia tách của thị trường quốc phòng châu Âu khá rõ rệt; cung và cầu của ngành công nghiệp quốc phòng đều phụ thuộc tương đối rõ rệt vào nước ngoài.

Một mặt, một số nước thành viên phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu. Số liệu cho thấy, năm 2023, chỉ có 25% trang thiết bị quốc phòng của EU được sản xuất trong EU, trong khi 75% còn lại được mua sắm từ bên ngoài.

Mặt khác, các doanh nghiệp quốc phòng của châu Âu cũng đang phụ thuộc vào xuất khẩu. Hiện tại, các doanh nghiệp này phải cạnh tranh, tồn tại và phát triển trong các thị trường nhỏ, hẹp và chia tách của các quốc gia thành viên thay vì thị trường chung châu Âu. Nhu cầu ảnh hưởng đến nguồn cung và các công ty châu Âu thường ít quan tâm đến công tác nghiên cứu và phát triển quốc phòng, mua sắm và hợp tác sản xuất trong EU. Để tồn tại, một số công ty phải tập trung vào xuất khẩu và phụ thuộc nhiều vào các đơn đặt hàng từ bên ngoài. Điều này tiềm ẩn những nguy cho an ninh nguồn cung quốc phòng của EU.

Về động cơ bên ngoài, nỗi lo sợ đối với Nga và sự quan ngại đối với Mỹ tiếp tục đan xen. Trước tiên, cùng với cuộc khủng hoảng kéo dài ở Ukraine, EU coi việc tiếp tục viện trợ quân sự cho Ukraine là chính sách ưu tiên, trong đó nguồn vốn, năng lực cung ứng và mong muốn chính trị là 3 yếu tố cốt lõi ảnh hưởng đến viện trợ cho Ukraine. Nếu không có năng lực cung ứng quốc phòng tương ứng thì dù có bao nhiêu kinh phí và ý chí, cũng chỉ mang lại lợi ích cho bên ngoài.

Bên cạnh đó, áp lực an ninh của châu Âu tăng lên, trong khi khả năng Mỹ sẵn sàng đảm bảo an ninh cho châu Âu ngày càng xuống thấp. Do đó, giảm phụ thuộc vào Mỹ là một trong những động cơ quan trọng để EU đưa ra EDIS và các đề xuất pháp lý tương ứng.

Thanh Bình
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Liên minh châu Âu

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 4/9/2024: Ukraine đang

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 4/9/2024: Ukraine đang 'buộc phải giữ' Kursk

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 4/9/2024: Ukraine đang “buộc phải giữ” Kursk mặc dù các nguồn lực cần thiết để phòng thủ Donbass đang cạn kiệt.
Ukraine lên kế hoạch tấn công nhà máy điện hạt nhân Kursk

Ukraine lên kế hoạch tấn công nhà máy điện hạt nhân Kursk

Trước cuộc tấn công vào Kursk, Tổng tư lệnh Oleksandr Syrsky đã giao cho quân đội nhiệm vụ đột nhập vào nhà máy điện hạt nhân Kursk của Nga và đặt chất nổ.
Điểm tin nóng thế giới ngày 4/9: Ukraine

Điểm tin nóng thế giới ngày 4/9: Ukraine 'thay máu' Chính phủ; Mỹ buộc tội ‘khủng bố’ loạt thủ lĩnh Hamas

Tổng thống Ukraine Vladimir Zelensky bắt đầu 'thay máu' loạt lãnh đạo cấp cao; Mỹ công bố cáo buộc hình sự đối với loạt thủ lĩnh Hamas trong vụ tấn công Israel.
Ukraine tiếp tục mua UAV của Trung Quốc bất chấp lệnh cấm

Ukraine tiếp tục mua UAV của Trung Quốc bất chấp lệnh cấm

Ukraine được cho tiếp tục mua UAV Mavic do Trung Quốc sản xuất thông qua một công ty ở Ba Lan, bất chấp sự phản đối từ nhà sản xuất DJI.
Mông Cổ phản hồi cứng rắn yêu cầu bắt giữ Tổng thống Nga Vladimir Putin

Mông Cổ phản hồi cứng rắn yêu cầu bắt giữ Tổng thống Nga Vladimir Putin

Đáp lại lệnh bắt giữ Tổng thống Nga Putin theo lệnh của ICC, Chính phủ Mông Cổ khẳng định lập trường trung lập, nhấn mạnh sự phụ thuộc vào các nước láng giềng.

Tin cùng chuyên mục

Nóng: Lý do hàng loạt lãnh đạo cấp cao Ukraine xin từ chức

Nóng: Lý do hàng loạt lãnh đạo cấp cao Ukraine xin từ chức

Hàng loạt bộ trưởng của Ukraine đã từ chức vào thời điểm quan trọng của cuộc xung đột Nga - Ukraine trong cuộc cải tổ chính trị của quốc gia này.
Chiến sự Nga-Ukraine ngày 4/9/2024: Kiev có kế hoạch ‘bất ngờ’ với Kursk; Nga tiêu diệt 9.300 binh sĩ Ukraine

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 4/9/2024: Kiev có kế hoạch ‘bất ngờ’ với Kursk; Nga tiêu diệt 9.300 binh sĩ Ukraine

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 4/9/2024: Kiev có kế hoạch ‘bất ngờ’ với Kursk; Nga tiêu diệt 9.300 binh sĩ Ukraine.
Bầu cử Mỹ 2024:

Bầu cử Mỹ 2024: ''Chúa muốn ông Trump cứu nước Mỹ và có thể cả thế giới''?

Trong một cuộc trả lời mới đây, ông Trump bày tỏ niềm tin mạnh mẽ rằng Chúa đã cứu mạng để thực hiện sứ mệnh cao cả hơn: "Cứu nước Mỹ và có thể cả thế giới''.
Chiến sự Nga - Ukraine sáng 4/9: Lính Ukraine ra hàng Nga; Kiev bắt giữ khí tài Nga

Chiến sự Nga - Ukraine sáng 4/9: Lính Ukraine ra hàng Nga; Kiev bắt giữ khí tài Nga

Quân đội Nga bắt đầu tấn công làng Korenevo, nhận thấy bị bao vây và không thể đáp trả nên đàm phán, sau đó quyết định đầu hàng quân Nga.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 3/9/2024: Lo mất Pokrovsk, Ukraine rút bớt quân tại Kursk; Ugledar bị vây hãm

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 3/9/2024: Lo mất Pokrovsk, Ukraine rút bớt quân tại Kursk; Ugledar bị vây hãm

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 3/9/2024: Mất Pokrovsk sẽ là thảm họa với Ukraine; Ugledar bị vây hãm khi các mũi tiến công của Nga đang áp sát thành phố.
Nhà máy điện hạt nhân trở thành điểm nóng chiến trường, luật pháp quốc tế đã đủ sức bảo vệ?

Nhà máy điện hạt nhân trở thành điểm nóng chiến trường, luật pháp quốc tế đã đủ sức bảo vệ?

Xung đột vũ trang diễn ra tại nhiều khu vực, việc bảo vệ các cơ sở hạ tầng quan trọng, đặc biệt là nhà máy điện hạt nhân, trở thành vấn đề cấp bách.
Phương Tây khó ‘giữ lời hứa’ với Ukraine; Đức làm rõ quy định Ukraine sử dụng vũ khí

Phương Tây khó ‘giữ lời hứa’ với Ukraine; Đức làm rõ quy định Ukraine sử dụng vũ khí

Các đồng minh của Ukraine đang gặp khó khăn trong việc thực hiện lời hứa hồi đầu năm nay về việc tăng cường hệ thống phòng không của nước này.
Bí mật đằng sau cú hốt tỷ USD của Nga

Bí mật đằng sau cú hốt tỷ USD của Nga

Tổng tác động của biến đổi khí hậu đối với GDP hàng năm ở Nga ước tính là hơn 1,2 nghìn tỷ Ruble (0,7% GDP được ghi nhận vào cuối năm 2023).
Quân đội Ukraine bỏ quên cả một đơn vị ở Kursk

Quân đội Ukraine bỏ quên cả một đơn vị ở Kursk

Quân đội Ukraine đã bỏ quên cả một đơn vị ở làng Korenevo khi tấn công Kursk của Nga.
Phát hiện hệ thống tên lửa hạt nhân mới nhất của Nga

Phát hiện hệ thống tên lửa hạt nhân mới nhất của Nga

Hình ảnh vệ tinh cho biết, nhiều khả năng hệ thống tên lửa hạt nhân mới nhất của Nga cách thủ đô quốc gia này khoảng 475 km.
Chiến sự Nga-Ukraine ngày 3/9/2024: Ba Lan ‘nắn gân’ Nga; Moscow đang tiến nhanh hơn tại miền đông Ukraine

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 3/9/2024: Ba Lan ‘nắn gân’ Nga; Moscow đang tiến nhanh hơn tại miền đông Ukraine

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 3/9/2024: Ba Lan 'nắn gân' Nga; Moscow đang tiến nhanh hơn tại miền đông Ukraine.
Chuyến tông du dài ngày nhất trong 11 năm đương nhiệm của Giáo hoàng Phanxicô đến Châu Á - Thái Bình Dương

Chuyến tông du dài ngày nhất trong 11 năm đương nhiệm của Giáo hoàng Phanxicô đến Châu Á - Thái Bình Dương

Đức Giáo hoàng Phanxicô đã bắt đầu chuyến tông du dài nhất trong 11 năm đương nhiệm, tới thăm 4 quốc gia Đông Nam Á và Châu Đại Dương từ ngày 2/9 đến 13/9.
Bầu cử Mỹ 2024: Bà Harris hé lộ chiến lược

Bầu cử Mỹ 2024: Bà Harris hé lộ chiến lược 'hạ' cựu Tổng thống Trump

Bà Kamala Harris đã thể hiện rõ chiến lược đối phó với cựu Tổng thống Donald Trump và mục tiêu giành chiến thắng trong cuộc bầu cử qua cuộc phỏng vấn với CNN.
Chiến sự Nga-Ukraine sáng 3/9: Lính Ukraine tháo lui ở Kursk; Kiev bị tố có hàng động tàn bạo

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 3/9: Lính Ukraine tháo lui ở Kursk; Kiev bị tố có hàng động tàn bạo

Quân đội Nga đẩy lùi nhiều cuộc tấn công của Ukraine vào khu định cư Korenevo và Malaya Loknya, gây thiệt hại cho Ukraine tới 400 binh lính và 18 xe bọc thép.
Thổ Nhĩ Kỳ nộp đơn xin gia nhập BRICS

Thổ Nhĩ Kỳ nộp đơn xin gia nhập BRICS

Tờ Bloomberg dẫn các nguồn tin riêng cho hay, Thổ Nhĩ Kỳ đã nộp đơn xin gia nhập Nhóm các nền kinh tế mới nổi (BRICS).
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 2/9/2024: Ukraine bị nghi ngờ sử dụng vũ khí hóa học ở Kursk

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 2/9/2024: Ukraine bị nghi ngờ sử dụng vũ khí hóa học ở Kursk

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 2/9/2024: Ukraine bị nghi ngờ sử dụng vũ khí hóa học ở Kursk; chiến dịch công phá Ugledar bắt đầu khi Nga chuyển quân.
EU huy động nguồn lực đối phó với kinh tế thời chiến

EU huy động nguồn lực đối phó với kinh tế thời chiến

Giới chức châu Âu được cho đang thúc đẩy ngành công nghiệp vũ khí, từ đó có thể chuyển sang chế độ kinh tế thời chiến.
Chiến sự Nga-Ukraine ngày 2/9/2024: Ông Zelensky tuyệt vọng cầu cứu phương Tây; Nga cảnh báo thay đổi học thuyết hạt nhân

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 2/9/2024: Ông Zelensky tuyệt vọng cầu cứu phương Tây; Nga cảnh báo thay đổi học thuyết hạt nhân

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 2/9/2024: Ông Zelensky tuyệt vọng cầu cứu phương Tây; Nga cảnh báo thay đổi học thuyết hạt nhân.
Longform | Dịch giả Saleem Hammad và ấn tượng đặc biệt với cuốn sách

Longform | Dịch giả Saleem Hammad và ấn tượng đặc biệt với cuốn sách 'Võ Nguyên Giáp-Vị tướng của nhân dân'

Khi dịch cuốn sách “Võ Nguyên Giáp - Vị tướng của nhân dân” sang tiếng Ả-rập, anh Saleem Hammad đã không ít lần rơi nước mắt trước Vị Đại tướng của nhân dân.
Bầu cử Mỹ 2024: Bà Harris bất ngờ để lộ ‘điểm yếu’ trong chiến dịch tranh cử?

Bầu cử Mỹ 2024: Bà Harris bất ngờ để lộ ‘điểm yếu’ trong chiến dịch tranh cử?

Trong cuộc phỏng vấn độc quyền với CNN, bà Harris đã 'bỏ ngỏ' nhiều câu hỏi, đồng thời, bà cũng chưa làm rõ được kế hoạch thay đổi nước Mỹ nếu bà đắc cử.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động