Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Từ bê bối của Enzo Fernandez, bàn về vấn đề nạn phân biệt chủng tộc trong bóng đá

Kể từ sau vụ bê bối vừa qua của Enzo Fernandez, đã có rất nhiều bình luận trái chiều về nạn phân biệt chủng tộc trong bóng đá.
Đồng Nai: Thêm đường dây cá độ bóng đá hàng chục tỷ đồng bị triệt phá Sự thật đằng sau đường dây cá độ bóng đá trăm tỷ tại Quảng Ninh Thanh niên Hải Phòng đến Quảng Ninh thuê trọ để lập đường dây cá độ bóng đá

Vào ngày 15/7, một đoạn clip đã được lan truyền trên mạng xã hội về màn ăn mừng của tiền vệ Enzo Fernandez (đội tuyển Argentina) sau khi giành chiến thắng tại Copa America 2024 đã gây tranh cãi lớn. Đáng chú ý là câu hát của những cầu thủ này đã ám chỉ đến những thành viên thuộc đội tuyển Pháp tại EURO 2024: "Họ chơi cho tuyển Pháp nhưng đến từ Angola. Có mẹ người Nigeria, bố người Cameroon, nhưng hộ chiếu của họ lại của Pháp".

Từ bê bối của Enzo Fernandez, bàn về vấn đề nạn phân biệt chủng tộc trong bóng đá
Tiền vệ Enzo Fernandez - trung tâm của vụ bê bối về phân biệt chủng tộc trong thời gian vừa qua. (Nguồn ảnh: CNN)

Sau sự kiện, Enzo Fernadez đã phải lên tiếng xin lỗi trên mạng xã hội về hành vi trên. Biết được tin, liên đoàn bóng đá Pháp đã gửi đơn khiếu nại lên FIFA điều tra, vì cho rằng những câu hát trên mang tính phân biệt chủng tộc. Câu lạc bộ Chelsea mà Fernandez đang thi đấu sau đó cũng đã tiến hành thủ tục kỷ luật nội bộ đối với anh.

Đây không phải lần đầu tiên giới bóng đá Argentina đối mặt với bê bối về phân biệt chủng tộc. Vào năm 2005, cầu thủ người Argentina Leandro Desabato đã có lời lẽ sỉ nhục chủng tộc của cầu thủ da đen người Brazil Grafite trên sân thi đấu. Tương tự, vào năm 2023, một cầu thủ da đen khác từ Brazil là Rodrygo đã phải hứng chịu những lời tấn công chủng tộc của mình từ các cổ động viên Argentina trên mạng sau khi anh có màn va chạm với siêu sao Lionel Messi.

Thậm chí, chính người Argentina cũng đã quen thuộc với bài hát của Enzo và các đồng đội. Vào tháng 11 năm 2022, một kênh truyền hình Argentina đã quay cảnh những cổ động viên nước này hát chính như ca từ trên trong trận mở màn FIFA World Cup 2022. Ngay cả cha của Enzo Fernandez cũng cho rằng bài hát trên là hết sức bình thường, và tuyên bố "Người châu Âu khó hiểu được văn hóa Nam Mỹ.”

Trên mạng xã hội, cộng đồng hâm mộ bóng đá Việt Nam cũng đã có tranh cãi về bài hát trên của cầu thủ người Argentina. Thậm chí, có một bộ phận không nhỏ người Việt cũng cho rằng ca từ trên là không có gì sai trái, và chỉ đơn thuần nêu đúng sự thật về việc có quá ít cầu thủ “gốc Pháp” trong đội tuyển của quốc gia này.

Từ bê bối của Enzo Fernandez, bàn về vấn đề nạn phân biệt chủng tộc trong bóng đá
Một số bình luận trên trang mạng xã hội Facebook về vụ việc vừa qua. (Ảnh chụp màn hình)

Những người có quan điểm như vậy hẳn đã không để ý thấy sự mâu thuẫn trong lời ca của Fernandez và các đồng đội. Thực tế, trong đội tuyển Pháp, cầu thủ Olivier Giroud có gốc gác từ Italia, và cầu thủ Antoine Griezmann có mẹ là người gốc Bồ Đào Nha. Tuy vậy, quê hương của cả hai cầu thủ này lại không được nhắc đến trong lời ca của Fernandez.

Thật không khó để nhận ra điểm khác biệt giữa những cầu thủ như Giroud, Griezmann và những cầu thủ như Kylian Mbappe, Kolo Muani hay thủ môn Mike Maignan. Dù đều mang quốc tịch Pháp, nhưng Clauss và Griezmann đã được “bỏ qua” vì họ là người gốc Âu, trong khi những người như Mbappe, Muani và Maignan lại bị chế giễu vì gốc gác châu Phi của mình.

Để nhận ra hành vi phân biệt chủng tộc như trên là không hề dễ dàng, nhưng để lên án và xử lý hành vi đó lại càng khó khăn hơn. Gần đây, cả Liên đoàn bóng đá Châu Âu (UEFA) và Liên đoàn bóng đá quốc tế (FIFA) đã ngày càng nỗ lực phát hiện, ngăn chặn và xử phạt hành vi phân biệt chủng tộc đối với các cầu thủ, quan chức và người hâm mộ trên sân, trên khán đài và thông qua mạng xã hội. UEFA và FIFA cũng đã có một số thành công bước đầu, tiêu biểu là việc một số người hâm mộ Tây Ban Nha đã bị kết án tù vì đã xúc phạm đến chủng tộc của cầu thủ gốc Phi Vinícius Junior vào năm nay.

Tuy vậy, nỗ lực từ UEFA và FIFA là không đủ, mà chính những người hâm mộ cũng phải chung tay, góp phần chống nạn phân biệt chủng tộc trong bóng đá. Lịch sử đã cho thấy người hâm mộ có sức ảnh hưởng vô cùng to lớn đối với môn thể thao này, từ việc chọn màu áo đến cả việc quyết định nhà cầm quân cho một đội bóng. Vì vậy, cộng đồng người hâm mộ cần sử dụng sức ảnh hưởng của mình để lên tiếng và phản đối bất kỳ hành động phân biệt đối xử nào, cho dù chúng đến từ những người hâm mộ hay từ cả những cầu thủ và huấn luyện viên.

Còn với người hâm mộ bóng đá Việt Nam, việc nhận thức và phòng chống phân biệt đối xử nói chung và phân biệt chủng tộc nói riêng là đặc biệt quan trọng. Quả thật, khái niệm phân biệt chủng tộc đối với một số người có thể xa lạ, nhưng khi đất nước ngày càng mở cửa với thế giới, việc nhận thức và tăng cường giáo dục về sự bình đẳng là ngày càng cần thiết. Qua đó, bạn bè quốc tế sẽ chắc chắn có một cái nhìn thiện cảm hơn về đất nước, và chính con người Việt Nam.

Phú Quý
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: EURO 2024

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Những người lính thời bình

Những người lính thời bình

Dù không mưa bom bão đạn, không tiếng súng xuyên đêm, trong thời bình vẫn có những chiến sỹ hy sinh thân mình để bảo vệ đồng đội, nhân dân.
Từ vụ bạo hành trẻ ở Mái ấm Hoa Hồng: Để từ thiện không phải là một

Từ vụ bạo hành trẻ ở Mái ấm Hoa Hồng: Để từ thiện không phải là một 'nghề' bất chính

Vụ việc ở Mái ấm Hoa Hồng không chỉ là vấn đề bạo hành trẻ em, lợi dụng lòng thương mà còn gióng lên hồi chuông cảnh báo về 'nghề' từ thiện.
Cây trồng đúng quy trình, cây đổ cũng đúng quy trình!

Cây trồng đúng quy trình, cây đổ cũng đúng quy trình!

Nhìn loạt gốc cây không có bầu đất, trơ vài cọng rễ, trong khi lá lại um tùm, mất cân đối giữa ngọn và gốc, tôi hiểu vì sao cây dễ bị bão quật đổ như vậy.
Người dân mong muốn gì sau hàng trăm cây xanh ở thành phố Thanh Hóa đổ gãy?

Người dân mong muốn gì sau hàng trăm cây xanh ở thành phố Thanh Hóa đổ gãy?

Mặc dù bão số 3 không trực tiếp vào tỉnh Thanh Hóa, nhưng hàng trăm cây xanh ở TP. Thanh Hóa đã bị đổ gãy, người dân cho rằng nguyên nhân do không cắt tỉa cành.
Làm gì để không còn tình trạng bạo hành như ở “Mái ấm Hoa Hồng”?

Làm gì để không còn tình trạng bạo hành như ở “Mái ấm Hoa Hồng”?

Vụ việc ở Mái ấm Hoa Hồng (quận 12, TP. Hồ Chí Minh) không chỉ là vấn đề bạo lực mà còn liên quan đến việc lợi dụng lòng tốt của cộng đồng.

Tin cùng chuyên mục

Khi

Khi ''Mái ấm Hoa Hồng" trở thành địa ngục

Những hành vi, thái độ đối xử không mang tính người đã xảy ra ở Mái ấm Hoa Hồng! Điều này không chỉ gây ra nỗi kinh hoàng mà còn xen lẫn sự đau xót...
Viết trong ngày khai giảng: Hãy để năm học mới luôn là niềm kỳ vọng

Viết trong ngày khai giảng: Hãy để năm học mới luôn là niềm kỳ vọng

Hàng triệu học sinh, nhà giáo trên mọi miền cả nước đã có một ngày khai giảng tràn ngập niềm vui cùng sự kỳ vọng lớn lao về một năm học mới.
Băn khoăn trong quản lý dạy thêm và học thêm?

Băn khoăn trong quản lý dạy thêm và học thêm?

Dự thảo Thông tư Quy định về dạy thêm, học thêm của Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến được cho là vẫn khó có thể quản lý việc dạy thêm, học thêm.
Dạy thêm và học thêm: Chuyện có khó bàn?

Dạy thêm và học thêm: Chuyện có khó bàn?

Trước thềm năm học mới 2024 - 2025, câu chuyện dạy thêm, học thêm tiếp tục được quan tâm, nhất là việc Bộ Giáo dục và Đào tạo có dự thảo thông tư mới.
Lòng yêu nước: Ngọn lửa bất diệt, soi sáng con đường lịch sử dân tộc

Lòng yêu nước: Ngọn lửa bất diệt, soi sáng con đường lịch sử dân tộc

Trong dịp lễ Quốc khánh 2/9 vừa qua, lòng yêu nước của nhân dân ta lại được thể hiện rõ nét qua nhiều hành động ý nghĩa, những phong trào sôi nổi và đầy tự hào.
Từ vụ nam sinh đường lên đỉnh Olympia: Cần làm gì để giáo dục, bồi đắp lòng yêu nước cho thế hệ trẻ?

Từ vụ nam sinh đường lên đỉnh Olympia: Cần làm gì để giáo dục, bồi đắp lòng yêu nước cho thế hệ trẻ?

Từ vụ nam sinh đường lên đỉnh Olympia, có thể thấy, việc giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ là việc quan trọng hơn bao giờ hết.
Chỉ bàn làm, không bàn lùi: Giải pháp thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII về phát triển hạ tầng giao thông

Chỉ bàn làm, không bàn lùi: Giải pháp thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII về phát triển hạ tầng giao thông

Từ thành công của đường dây 500 kV mạch 3, tinh thần ‘Chỉ bàn làm, không bàn lùi’ là giải pháp để tiếp tục thực hiện các dự án phát triển hạ tầng giao thông.
Bài học đắt giá sau những phát ngôn của nam sinh: Cần thành khẩn xin lỗi, sửa sai để tiến bộ

Bài học đắt giá sau những phát ngôn của nam sinh: Cần thành khẩn xin lỗi, sửa sai để tiến bộ

Sự việc đáng tiếc của cựu thí sinh Đường lên đỉnh Olympia đã trở thành bài học đắt giá nhưng điều quan trọng là cần sửa thành khẩn xin lỗi, sửa sai để tiến bộ.
Cát nơi ‘đắp chiếu

Cát nơi ‘đắp chiếu', chỗ 'phơi sương’ - nghịch lý công tác quản lý khai thác khoáng sản tại Lâm Đồng

Hàng triệu mét khối cát nạo vét từ lòng hồ thuỷ lợi, thuỷ điện tại Lâm Đồng đang 'đắp chiếu', 'phơi sương' không thể đưa ra thị trường vì chờ đấu giá.
Đừng đánh mất khoảnh khắc khi chỉ nhìn thế giới thu gọn qua

Đừng đánh mất khoảnh khắc khi chỉ nhìn thế giới thu gọn qua 'con mắt' điện thoại

Điện thoại thông minh - bạn đồng hành ghi lại mọi khoảnh khắc nhưng ranh giới giữa sử dụng hợp lý và lạm dụng, lệ thuộc vào nó vẫn là điều đáng để suy ngẫm.
Giao dịch lan đột biến tiền tỷ: Chuyện nực cười từng

Giao dịch lan đột biến tiền tỷ: Chuyện nực cười từng 'đột tử' vì sao lại được 'hồi sinh' tạo sóng?

Giao dịch lan đột biến 20 tỷ lại gây ồn ào, phải chăng là chiêu tạo sóng, thổi giá mới?. Trong khi trước đó, nhiều người từng tán gia bại sản vì loại cây này.
Đổi nhà 20 tỷ lấy lan đột biến,

Đổi nhà 20 tỷ lấy lan đột biến, 'cơn sốt' quay trở lại hay chiêu 'lùa gà'?

Từ đầu năm 2024 đến nay, các giao dịch về lan đột biến bắt đầu có dấu hiệu “sốt” trở lại khi xuất hiện nhiều cuộc ngã giá từ vài triệu đến hàng chục tỷ đồng.
Giải pháp nào để phát triển trò chơi điện tử

Giải pháp nào để phát triển trò chơi điện tử 'made in Vietnam'?

Để phát triển ngành trò chơi điện từ tại Việt Nam, điểm mấu chốt đến từ việc thay đổi nhận thức và tăng cường nguồn lực cho loại hình giải trí này.
Công trình của niềm tin, sức mạnh đại đoàn kết

Công trình của niềm tin, sức mạnh đại đoàn kết

Dòng điện từ đường dây 500kV mạch 3 đã thông suốt liên miền, mang theo niềm tin, niềm tự hào của sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc Việt Nam.
Đường dây 500KV mạch 3: Lời cam kết mạnh mẽ với nhà đầu tư nước ngoài

Đường dây 500KV mạch 3: Lời cam kết mạnh mẽ với nhà đầu tư nước ngoài

Đường dây 500KV mạch 3 vận hành sau thời gian thi công kỷ lục là lời cam kết mạnh mẽ của Việt Nam với các nhà đầu tư nước ngoài về bảo đảm ổn định nguồn điện.
Đấu giá quyền sử dụng đất: Bao giờ “cò” hết đất diễn?

Đấu giá quyền sử dụng đất: Bao giờ “cò” hết đất diễn?

Những phiên đấu giá quyền sử dụng đất ở ngoại thành Hà Nội khiến dư luận choáng váng gần đây đang đặt ra câu hỏi về quản lý một bộ phận môi giới bất động sản.
Trang Trần quỳ gối cạnh cờ ba sọc: Đừng vô ơn

Trang Trần quỳ gối cạnh cờ ba sọc: Đừng vô ơn ''đổ thêm 'dầu vào lửa''

Bị phát hiện quỳ gối cạnh cờ ba sọc, Trang Trần quay sang thách thức, như ''đổ thêm dầu vào lửa” trước cơn giận dữ của cư dân mạng.
Sản phẩm OCOP chưa “trưởng thành” khó vào siêu thị

Sản phẩm OCOP chưa “trưởng thành” khó vào siêu thị

Kỳ vọng vào siêu thị nhưng cũng lại mong muốn “một mình một đường ray”, khiến sản phẩm OCOP chưa thể đến với người tiêu dùng qua kênh phân phối hiện đại.
Vụ hoa hậu Phương Lê: Cần có chế tài hành chính để hành vi

Vụ hoa hậu Phương Lê: Cần có chế tài hành chính để hành vi 'chế' lời Quốc ca không tái diễn

Việc cần có chế tài hành chính để xử lý hành vi 'chế' lời Quốc ca như của Phương Lê không những cần thiết, mà đã được nhiều quốc gia áp dụng và có hiệu quả.
Nghịch lý trong hoạt động tuyển dụng: Văn hóa đọc chưa được coi trọng đúng mức

Nghịch lý trong hoạt động tuyển dụng: Văn hóa đọc chưa được coi trọng đúng mức

Hầu hết các chủ doanh nghiệp không hoặc chưa hình thành văn hóa đọc khiến cho các hồ sơ ứng tuyển của ứng viên cao cấp trở nên vô tác dụng.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động