Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Xung đột ở Dải Gaza và những hệ lụy khó lường

Chiến sự Israel - Hamas tại Dải Gaza chưa hạ nhiệt, trong khi đã xuất hiện những điểm nóng mới cho thấy xung đột đang có xu hướng lan rộng.
Chiến sự Israel-Hamas ngày 12/5/2024: Israel không kích Dải Gaza; người dân Tel Aviv xuống đường biểu tình Chiến sự Israel-Hamas ngày 15/5/2024: Israel tiến quân vào Rafah; Tel Aviv lục đục vì hậu chiến ở Dải Gaza Chiến sự Israel-Hamas ngày 19/5/2024: Nội bộ Israel bất ổn do xung đột ở Dải Gaza; Chiến dịch Rafah sắp bắt đầu

Mặc dù chiến trường chính của cuộc xung đột Israel-Hamas lần này tập trung ở Dải Gaza, nhưng sau khi bùng phát, cuộc xung đột đã nhanh chóng lan rộng ra toàn khu vực Trung Đông. Thậm chí những nơi xa xôi như: Mỹ, Anh, Ukraine, Brazil, Nam Phi... cũng có thể cảm nhận được “dư chấn” mạnh mẽ của cuộc xung đột. Ngoài cuộc xung đột vũ trang khu vực đang không ngừng lan rộng và kéo dài, những xung đột tiềm ẩn do cuộc chiến ở Dải Gaza cũng đang tác động sâu sắc đến sự phát triển, vận động của tình hình địa chính trị và trật tự quốc tế.

Xung đột có xu hướng lan rộng ra nhiều nơi

Ngày 7/10/2023, sau khi Hamas bất ngờ tấn công Israel với chiến dịch “Cơn lũ Al-Aqsa”, quân đội Israel đã phát động chiến dịch quân sự “Những thanh kiếm sắt” nhằm vào các tổ chức vũ trang ở Dải Gaza. Sau đó, cuộc chiến ở Dải Gaza nhanh chóng diễn biến theo mô hình xung đột “trung tâm-ngoại vi”. Với chiến trường trung tâm là Dải Gaza, khu vực Trung Đông xuất hiện đồng thời 5 chiến tuyến, gồm: Bờ Tây, Liban, Iraq, Syria, Yemen-Biển Đỏ. Năm chiến tuyến này về bản chất là chiến tranh ngoại vi, nhằm phối hợp tác chiến với Hamas, phân tán sức mạnh và nguồn lực của Israel.

Xung đột ở Dải Gaza và những hệ lụy khó lường
Chiến dịch quân sự của Israel ở Dải Gaza là cuộc chiến có quy mô lớn, ác liệt và kéo dài nhất kể từ khi thành lập Nhà nước Israel (năm 1948) đến nay. Ảnh: AP

Ở hướng Bờ Tây, chủ yếu là xung đột đẫm máu giữa lực lượng quân đội, cảnh sát Israel, những kẻ cực đoan ở khu định cư Do Thái với các phe phái có vũ trang và người dân Palestine. Do quy mô và mức độ gay gắt của xung đột ở Dải Gaza, nên cuộc xung đột ở Bờ Tây ít được dư luận bên ngoài quan tâm. Trên thực tế, trong những năm gần đây, quy mô và tần suất xung đột Israel-Palestine ở Bờ Tây cũng đang không ngừng tăng lên. Cuộc chiến ở Dải Gaza lần này đã làm leo thang hơn nữa đối đầu ở Bờ Tây, khiến cộng đồng quốc tế lo ngại tình hình ở khu vực này sẽ mất kiểm soát.

Trong khi đó, ở hướng Liban, chủ yếu là xung đột giữa Hezbollah-Israel. Cuộc xung đột giữa Liban và Israel ở chiến tuyến này chủ yếu tập trung tại khu vực biên giới thuộc miền Bắc Israel, nhưng thủ đô Beirut của Liban và các thành phố miền Nam của Israel thỉnh thoảng cũng trở thành mục tiêu tấn công. Do đó, cộng đồng quốc tế lo ngại sẽ nổ ra chiến tranh quy mô lớn giữa Israel với Hezbollah. Sau khi xung đột ở Dải Gaza bùng phát, để ngăn chặn Hezbollah tham chiến, Israel buộc phải triển khai quân đội hạng nặng ở phía Bắc, tránh để xảy ra cuộc chiến thứ 2, trong khi Mỹ cũng cử nhóm tác chiến tàu sân bay đến neo đậu ở phía Đông Địa Trung Hải.

Ở hướng Biển Đỏ-Yemen, chủ yếu là sự đối đầu quyết liệt giữa lực lượng vũ trang Houthi ở Yemen với Mỹ và Anh. Đặc điểm nổi bật của chiến tuyến này là Mỹ và Anh dưới danh nghĩa bảo vệ tự do hàng hải, thay thế Israel tiến hành các cuộc tấn công quân sự vào lực lượng Houthi. Khi xung đột ở Dải Gaza bùng phát, lực lượng vũ trang Houthi chủ yếu nhắm vào các mục tiêu bên trong lãnh thổ Israel bằng UAV và tên lửa đạn đạo, nhưng không đạt hiệu quả cao do khoảng cách xa. Từ giữa tháng 11/2023, lực lượng vũ trang Houthi chuyển hướng tấn công các tàu thuyền liên quan đến Israel lưu thông trên Biển Đỏ, gây ra khủng hoảng ở vùng biển này.

Để tránh bị tấn công, hàng trăm tàu thương mại buộc phải đi vòng qua Mũi Hảo Vọng của châu Phi để đến châu Âu và Địa Trung Hải. Bất ổn trên Biển Đỏ không chỉ gây ra khủng hoảng hàng hải và đe dọa chuỗi cung ứng toàn cầu, mà còn leo thang thành khủng hoảng an ninh ở vùng biển này. Lực lượng vũ trang Houthi tuyên bố chỉ khi Israel ngừng bắn mới chấm dứt tấn công.

Theo giới chuyên gia, trên thực tế cuộc xung đột ở Dải Gaza lần này lan rộng ra bên ngoài khu vực không giới hạn ở các chiến tuyến nêu trên. Ngoài xung đột vũ trang, còn lan sang phương diện địa chính trị và kinh tế.

Về chính trị, cuộc chiến ở Dải Gaza đã thúc đẩy chuyển đổi những mâu thuẫn chính trong khu vực Trung Đông, làm biến đổi nhanh chóng các mối quan hệ địa chính trị, khiến "trào lưu hòa giải" trong khu vực trong những năm gần đây bị chững lại.

Về kinh tế, cuộc chiến ở Dải Gaza đã gây thiệt hại nặng nề cho các nước Israel, Ai Cập, Jordan, Liban, Syria, Yemen...

Thay đổi trật tự thế giới

Tác động của cuộc xung đột ở Dải Gaza lần này còn lan rộng ra ngoài khu vực Trung Đông. Trước tiên, xung đột khiến uy tín của Israel trên toàn cầu bị tổn thất nghiêm trọng. Chiến dịch quân sự của Israel ở Dải Gaza đã gây ra thảm họa nhân đạo lớn.

Ngoài ra, cuộc xung đột lần này còn lan rộng sang châu Âu, trực tiếp tác động đến diễn biến của cuộc khủng hoảng Ukraine kéo dài từ tháng 2/2022 đến nay. Cuộc xung đột ở Dải Gaza lần này bất ngờ bùng phát không những đã chuyển bớt sự chú ý của Mỹ và các nước phương Tây đối với cuộc khủng hoảng Ukraine, mà còn suy giảm viện trợ về tài chính và vũ khí cho Ukraine.

Xung đột ở Dải Gaza và những hệ lụy khó lường
Bất chấp lời kêu gọi của quốc tế và thậm chí là đồng minh quan trọng, quân đội Israel tuyên bố đã chuyển sang giai đoạn mới của cuộc chiến. Ảnh: AP

Tuy nhiên, xung đột Israel-Hamas không chỉ là cốt lõi của một loạt vấn đề phức tạp ở khu vực Trung Đông, mà còn là vấn đề lớn đe dọa hòa bình và an ninh toàn cầu. Việc xung đột ở Dải Gaza lần này liên tục lan ra bên ngoài có tính logic của nó.

Về hình thức, cuộc xung đột ở Dải Gaza lần này liên tục lan rộng ra bên ngoài cũng có mối liên hệ chặt chẽ với những mâu thuẫn quốc tế và khu vực phức tạp hiện nay, trong đó Mỹ và Israel đóng vai trò trung tâm.

Trong ngắn hạn, nếu xung đột ở Dải Gaza không chấm dứt, sự lan rộng của cuộc xung đột này cũng sẽ không dừng lại, thậm chí còn tiếp tục mở rộng và kéo dài hơn. Nếu đạt được thỏa thuận ngừng bắn ở Dải Gaza, động thái tiếp theo của Israel là rất đáng để quan sát. Vấn đề đáng chú ý nhất là liệu Israel có mở chiến dịch nhằm vào Hezbollah và liệu có xảy ra đối đầu quân sự trực tiếp giữa Israel với Iran hay không.

Về lâu dài, sự liên kết và lan rộng của xung đột Israel-Palestine có thể được giải quyết triệt để hay không có liên hệ chặt chẽ với việc công lý quốc tế có được lên tiếng, trật tự quốc tế công bằng và hợp lý có thể được thiết lập hay không. Bởi vì về bản chất, vấn đề Palestine là vấn đề bảo vệ công lý quốc tế và tính hợp pháp của trật tự quốc tế.

Liên Hợp Quốc cho biết, tính đến ngày 13/5 số nạn nhân thiệt mạng tại Dải Gaza do xung đột giữa Israel-Hamas lên tới hơn 35.000 người, song trong số này nhiều thi thể nạn nhân chưa được nhận dạng.

Người phát ngôn của Liên Hợp Quốc Farhan Haq nêu rõ các số liệu của cơ quan y tế tại Dải Gaza mà Liên Hợp Quốc thường xuyên trích dẫn trong báo cáo về tình hình xung đột kéo dài 7 tháng qua cho thấy có 24.686 người thiệt mạng đã được xác định danh tính đầy đủ, bao gồm 7.797 trẻ em, 4.959 phụ nữ, 1.924 người cao tuổi và 10.006 nam giới. Tuy nhiên, vẫn còn hơn 10.000 thi thể cần được xác định danh tính.

Trong khi đó, người phát ngôn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bà Margaret Harris cho rằng, số người thiệt mạng trong cuộc xung đột ở Dải Gaza trên thực tế có thể còn cao hơn con số 35.000.

Thanh Bình
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Chiến sự Nga - Ukraine sáng 6/9: Cố vấn phương Tây mất mạng; Ukraine xóa sổ mục tiêu Nga ở Belgorod

Chiến sự Nga - Ukraine sáng 6/9: Cố vấn phương Tây mất mạng; Ukraine xóa sổ mục tiêu Nga ở Belgorod

Quân đội Nga đã bắn một tên lửa Iskander vào trung tâm huấn luyện Ukraine ở Poltava, nơi huấn luyện nhân viên điện đài và sĩ quan điều khiển UAV.
CPTPP chính thức có hiệu lực với Vương quốc Anh vào ngày 15 tháng 12

CPTPP chính thức có hiệu lực với Vương quốc Anh vào ngày 15 tháng 12

CPTPP là một khu vực thương mại tự do trải dài năm châu lục và gần 600 triệu người sau khi Anh gia nhập.
Hội nghị ACDFM-21: Tăng cường lòng tin và thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau

Hội nghị ACDFM-21: Tăng cường lòng tin và thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau

Hội nghị ACDFM-21 là cơ hội để trao đổi quan điểm về tình hình khu vực và quốc tế, về phương hướng kế hoạch hợp tác quân sự ASEAN và các vấn đề liên quan khác.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay, ngày 5/9/2024: Iskander đã

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay, ngày 5/9/2024: Iskander đã ''lập đại công'' ở Poltava

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 5/9/2024: Iskander đã “lập đại công” ở Poltava khi đã đánh trúng nơi tâm trung các chuyên gia quân sự nước ngoài ở Ukraine
Điểm tin nóng thế giới ngày 5/9: Nga đe dọa mở vùng đệm sát Ba Lan; Israel

Điểm tin nóng thế giới ngày 5/9: Nga đe dọa mở vùng đệm sát Ba Lan; Israel 'giữ chặt' hành lang Philadelphi

Nga cân nhắc mở rộng vùng đệm biên giới nếu Kiev có vũ khí tầm xa; Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu bác bỏ thẳng thừng việc rút khỏi hành lang Philadelphi.

Tin cùng chuyên mục

Nga coi Việt Nam là một trong những ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại

Nga coi Việt Nam là một trong những ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại

Tại trụ sở Đại sứ quán Việt Nam tại Nga, Đại sứ Đặng Minh Khôi đã gặp Thứ trưởng Ngoại giao Nga Andrey Rudenko.
Chiến sự Nga-Ukraine ngày 5/9/2024: Nga cảnh báo phản ứng ‘cực kỳ đau đớn’, có thể mở rộng vùng đệm đến NATO

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 5/9/2024: Nga cảnh báo phản ứng ‘cực kỳ đau đớn’, có thể mở rộng vùng đệm đến NATO

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 5/9/2024: Nga cảnh báo phản ứng ‘cực kỳ đau đớn’, có thể mở rộng vùng đệm đến NATO.
Trung Quốc dựng 1,4 tỷ tuyến phòng thủ bởi mối nguy an ninh

Trung Quốc dựng 1,4 tỷ tuyến phòng thủ bởi mối nguy an ninh

Cơ quan an ninh Trung Quốc cảnh báo sinh viên và toàn thể 1,4 tỷ người dân cẩn trọng với những đối tượng dụ dỗ họ làm gián điệp bằng bẫy tình cảm.
Bầu cử Mỹ 2024: Chiến lược tấn công của ông Trump và cuộc chiến truyền thông nhằm

Bầu cử Mỹ 2024: Chiến lược tấn công của ông Trump và cuộc chiến truyền thông nhằm 'hạ bệ' bà Harris

Nhóm của ông Donald Trump đang tiến gần đến 9 tuần cuối cùng của chiến dịch tranh cử Tổng thống với nỗ lực hạ bệ Phó Tổng thống Kamala Harris.
Chiến sự Nga - Ukraine sáng 5/9: 9.300 lính Ukraine thiệt mạng tại Kursk; Nga đồng loạt không kích Kiev và Lviv

Chiến sự Nga - Ukraine sáng 5/9: 9.300 lính Ukraine thiệt mạng tại Kursk; Nga đồng loạt không kích Kiev và Lviv

Theo số liệu của Bộ Quốc phòng Nga, 9.300 lính Ukraine đã thiệt mạng kể từ khi bắt đầu cuộc tấn công vào Kursk; Nga phóng tên lửa và UAV vào Kiev và Lviv.
Cảnh báo mới nhất về cơn bão số 3; Diễn biến vụ hàng loạt học sinh Thái Nguyên nhập viện

Cảnh báo mới nhất về cơn bão số 3; Diễn biến vụ hàng loạt học sinh Thái Nguyên nhập viện

Cảnh báo mới nhất về cơn bão số 3; Diễn biến vụ hàng loạt học sinh Thái Nguyên nhập viện... là những thông tin nóng đáng chú ý ngày 4/9/2024.
Nga ‘bắt tay’ EU, đẩy Mỹ ra khỏi cuộc chơi khí đốt

Nga ‘bắt tay’ EU, đẩy Mỹ ra khỏi cuộc chơi khí đốt

Tờ Die Welt của Đức dẫn số liệu phân tích cho hay, Nga đã vượt qua Mỹ về nguồn cung cấp khí đốt cho Liên minh châu Âu (EU).
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 4/9/2024: Ukraine đang

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 4/9/2024: Ukraine đang 'buộc phải giữ' Kursk

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 4/9/2024: Ukraine đang “buộc phải giữ” Kursk mặc dù các nguồn lực cần thiết để phòng thủ Donbass đang cạn kiệt.
Ukraine lên kế hoạch tấn công nhà máy điện hạt nhân Kursk

Ukraine lên kế hoạch tấn công nhà máy điện hạt nhân Kursk

Trước cuộc tấn công vào Kursk, Tổng tư lệnh Oleksandr Syrsky đã giao cho quân đội nhiệm vụ đột nhập vào nhà máy điện hạt nhân Kursk của Nga và đặt chất nổ.
Điểm tin nóng thế giới ngày 4/9: Ukraine

Điểm tin nóng thế giới ngày 4/9: Ukraine 'thay máu' Chính phủ; Mỹ buộc tội ‘khủng bố’ loạt thủ lĩnh Hamas

Tổng thống Ukraine Vladimir Zelensky bắt đầu 'thay máu' loạt lãnh đạo cấp cao; Mỹ công bố cáo buộc hình sự đối với loạt thủ lĩnh Hamas trong vụ tấn công Israel.
Ukraine tiếp tục mua UAV của Trung Quốc bất chấp lệnh cấm

Ukraine tiếp tục mua UAV của Trung Quốc bất chấp lệnh cấm

Ukraine được cho tiếp tục mua UAV Mavic do Trung Quốc sản xuất thông qua một công ty ở Ba Lan, bất chấp sự phản đối từ nhà sản xuất DJI.
Mông Cổ phản hồi cứng rắn yêu cầu bắt giữ Tổng thống Nga Vladimir Putin

Mông Cổ phản hồi cứng rắn yêu cầu bắt giữ Tổng thống Nga Vladimir Putin

Đáp lại lệnh bắt giữ Tổng thống Nga Putin theo lệnh của ICC, Chính phủ Mông Cổ khẳng định lập trường trung lập, nhấn mạnh sự phụ thuộc vào các nước láng giềng.
Nóng: Lý do hàng loạt lãnh đạo cấp cao Ukraine xin từ chức

Nóng: Lý do hàng loạt lãnh đạo cấp cao Ukraine xin từ chức

Hàng loạt bộ trưởng của Ukraine đã từ chức vào thời điểm quan trọng của cuộc xung đột Nga - Ukraine trong cuộc cải tổ chính trị của quốc gia này.
Chiến sự Nga-Ukraine ngày 4/9/2024: Kiev có kế hoạch ‘bất ngờ’ với Kursk; Nga tiêu diệt 9.300 binh sĩ Ukraine

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 4/9/2024: Kiev có kế hoạch ‘bất ngờ’ với Kursk; Nga tiêu diệt 9.300 binh sĩ Ukraine

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 4/9/2024: Kiev có kế hoạch ‘bất ngờ’ với Kursk; Nga tiêu diệt 9.300 binh sĩ Ukraine.
Bầu cử Mỹ 2024:

Bầu cử Mỹ 2024: ''Chúa muốn ông Trump cứu nước Mỹ và có thể cả thế giới''?

Trong một cuộc trả lời mới đây, ông Trump bày tỏ niềm tin mạnh mẽ rằng Chúa đã cứu mạng để thực hiện sứ mệnh cao cả hơn: "Cứu nước Mỹ và có thể cả thế giới''.
Chiến sự Nga - Ukraine sáng 4/9: Lính Ukraine ra hàng Nga; Kiev bắt giữ khí tài Nga

Chiến sự Nga - Ukraine sáng 4/9: Lính Ukraine ra hàng Nga; Kiev bắt giữ khí tài Nga

Quân đội Nga bắt đầu tấn công làng Korenevo, nhận thấy bị bao vây và không thể đáp trả nên đàm phán, sau đó quyết định đầu hàng quân Nga.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 3/9/2024: Lo mất Pokrovsk, Ukraine rút bớt quân tại Kursk; Ugledar bị vây hãm

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 3/9/2024: Lo mất Pokrovsk, Ukraine rút bớt quân tại Kursk; Ugledar bị vây hãm

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 3/9/2024: Mất Pokrovsk sẽ là thảm họa với Ukraine; Ugledar bị vây hãm khi các mũi tiến công của Nga đang áp sát thành phố.
Nhà máy điện hạt nhân trở thành điểm nóng chiến trường, luật pháp quốc tế đã đủ sức bảo vệ?

Nhà máy điện hạt nhân trở thành điểm nóng chiến trường, luật pháp quốc tế đã đủ sức bảo vệ?

Xung đột vũ trang diễn ra tại nhiều khu vực, việc bảo vệ các cơ sở hạ tầng quan trọng, đặc biệt là nhà máy điện hạt nhân, trở thành vấn đề cấp bách.
Phương Tây khó ‘giữ lời hứa’ với Ukraine; Đức làm rõ quy định Ukraine sử dụng vũ khí

Phương Tây khó ‘giữ lời hứa’ với Ukraine; Đức làm rõ quy định Ukraine sử dụng vũ khí

Các đồng minh của Ukraine đang gặp khó khăn trong việc thực hiện lời hứa hồi đầu năm nay về việc tăng cường hệ thống phòng không của nước này.
Bí mật đằng sau cú hốt tỷ USD của Nga

Bí mật đằng sau cú hốt tỷ USD của Nga

Tổng tác động của biến đổi khí hậu đối với GDP hàng năm ở Nga ước tính là hơn 1,2 nghìn tỷ Ruble (0,7% GDP được ghi nhận vào cuối năm 2023).
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động