Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Mông Cổ phản hồi cứng rắn yêu cầu bắt giữ Tổng thống Nga Vladimir Putin

Đáp lại lệnh bắt giữ Tổng thống Nga Putin theo lệnh của ICC, Chính phủ Mông Cổ khẳng định lập trường trung lập, nhấn mạnh sự phụ thuộc vào các nước láng giềng.
Tổng thống Nga Putin kết thúc tốt đẹp chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam Thương mại Nga - Trung Quốc tăng trưởng sau chuyến thăm của Tổng thống Putin Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm điện đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin

Ngày 3/9, trước yêu cầu bắt giữ Tổng thống Nga Vladimir Putin theo lệnh của Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC), Chính phủ Mông Cổ đã thể hiện lập trường kiên quyết duy trì chính sách trung lập, nhấn mạnh sự phụ thuộc nặng nề vào nguồn cung năng lượng từ các nước láng giềng.

Mông Cổ phản hồi cứng rắn yêu cầu bắt giữ Tổng thống Nga Vladimir Putin
Tổng thống Nga Vladimir Putin bắt tay Tổng thống Ukhnaagiin Khürelsükh trong chuyến công du tới Ulaanbaatar ngày 3/9. Ảnh: Politico

Trả lời phỏng vấn báo Politico, phát ngôn viên của Chính phủ Mông Cổ khẳng định: "Mông Cổ hiện nhập khẩu tới 95% các sản phẩm dầu mỏ và hơn 20% điện từ các khu vực xung quanh, nguồn cung cấp này là yếu tố sống còn đối với sự tồn tại của đất nước và người dân Mông Cổ". Ông cũng tái khẳng định rằng Mông Cổ luôn duy trì chính sách "trung lập trong mọi mối quan hệ ngoại giao", phù hợp với lập trường đã được khẳng định từ trước đến nay.

Chính quyền Ulaanbaatar cũng cho rằng, chuyến thăm của Tổng thống Putin là một phần trong truyền thống lịch sử lâu đời giữa hai quốc gia, khi các nguyên thủ kỷ niệm chiến thắng của quân đội Liên Xô và Mông Cổ trước Nhật Bản trong trận Khalkhin Gol năm 1939. Điều này càng củng cố lý do Ulaanbaatar tiếp tục duy trì mối quan hệ với Moscow, bất chấp những áp lực quốc tế gia tăng.

Mông Cổ, một quốc gia nằm ở vị trí chiến lược giữa Nga ở phía bắc và Trung Quốc ở phía nam, từ lâu đã nỗ lực duy trì sự cân bằng trong quan hệ ngoại giao giữa hai cường quốc này, đồng thời mở rộng quan hệ với Nhật Bản, Hàn Quốc, và Hoa Kỳ. Cuộc chiến của Nga ở Ukraine không làm thay đổi những tính toán này trong chính sách của Ulaanbaatar, khi quốc gia này tiếp tục tránh việc phải lựa chọn một bên.

Tháng 3/2023, Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) ban hành lệnh bắt giữ đối với Tổng thống Nga Vladimir Putin, cáo buộc “tội ác chiến tranh” về việc Moscow trục xuất và chuyển giao bất hợp pháp trẻ em từ các khu vực của Ukraine bị chiếm đóng sang Nga trong cuộc chiến tranh Nga - Ukraine. Đây là lệnh bắt giam đầu tiên chống lại nhà lãnh đạo của một thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.

Mặc dù Mông Cổ là thành viên của ICC từ năm 2002 và có nghĩa vụ pháp lý phải bắt giữ Tổng thống Putin nếu ông này đặt chân đến lãnh thổ của họ, Chính phủ Mông Cổ đã không thực hiện hành động này, gây ra làn sóng chỉ trích mạnh mẽ từ Liên minh châu Âu, Ukraine, và các tổ chức nhân quyền quốc tế như: Tổ chức Ân xá Quốc tế. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Ukraine, ông Heorhii Tykhii, đã lên án mạnh mẽ hành động này, gọi đó là "một đòn nặng nề giáng vào Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) và hệ thống tư pháp hình sự quốc tế," và cảnh báo rằng điều này có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng cho Mông Cổ.

Mông Cổ phản hồi cứng rắn yêu cầu bắt giữ Tổng thống Nga Vladimir Putin
Mông Cổ khẳng định "lập trường trung tập trong mọi mối quan hệ ngoại giao". Ảnh: AFP

Về phía Nga, Chính phủ nước này khẳng định "lệnh bắt giữ của ICC là vô hiệu vì Moscow không tham gia Quy chế Rome," đồng thời bác bỏ các cáo buộc từ Ukraine và EU, nhấn mạnh rằng việc sơ tán dân thường khỏi khu vực chiến sự không phải là một tội ác theo luật pháp quốc tế.

Trong chuyến thăm của Tổng thống Putin, ông đã mời Tổng thống Mông Cổ Ukhnaagiin Khürelsükh tham dự hội nghị thượng đỉnh BRICS, một diễn đàn của các nền kinh tế mới nổi, sẽ diễn ra tại Nga vào tháng 10 năm nay.

Mông Cổ, tuy đã ký Quy chế Rome và gia nhập ICC từ năm 2002, vẫn phải đối mặt với áp lực quốc tế trong việc thực thi các nghĩa vụ của mình. Đáng chú ý, một thẩm phán của Mông Cổ đã được bổ nhiệm vào ICC vào đầu năm 2024, càng tăng thêm trọng trách cho quốc gia này trong việc tuân thủ các cam kết quốc tế.

Chuyến thăm Ulaanbaatar của Tổng thống Vladimir Putin là một phần trong chiến lược nhằm phá vỡ sự "cô lập quốc tế" mà ông phải đối mặt do cuộc xung đột với Ukraine. Đây là điểm dừng chân mới nhất trong loạt các chuyến thăm nước ngoài gần đây của Tổng thống Putin, nhằm củng cố quan hệ với những quốc gia sẵn sàng duy trì hợp tác với Moscow, bất chấp áp lực từ phương Tây.

Trước đó, vào tháng 5/2024, Tổng thống Putin đã thăm Trung Quốc, một đồng minh quan trọng của Nga, nhằm thắt chặt quan hệ đối tác chiến lược. Tiếp theo, vào tháng 6/2024, ông đến Triều Tiên và Việt Nam để khẳng định sự ủng hộ lẫn nhau trong bối cảnh căng thẳng khu vực gia tăng. Tháng 7/2024, ông Putin tham dự cuộc họp của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải tại Kazakhstan, một bước đi quan trọng trong việc mở rộng ảnh hưởng của Nga tại Trung Á.

Cuối năm 2023, ông Putin đã thực hiện các chuyến thăm quan trọng tới Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất và Ả Rập Xê Út, hai đồng minh truyền thống của phương Tây để thúc đẩy hợp tác kinh tế và năng lượng. Tuy nhiên, Tổng thống Putin đã cẩn trọng từ chối tham dự Hội nghị thượng đỉnh BRICS tại Nam Phi vào tháng 7/2023, lo ngại việc bị bắt giữ do Nam Phi là thành viên của ICC.

Những chuyến công du này thể hiện nỗ lực của Tổng thống Vladimir Putin trong việc duy trì vị thế quốc tế của Nga, bất chấp sự cô lập và áp lực từ phương Tây.

Huyền Trang (theo Politico, The Guardian)
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Trung Quốc

Tin mới nhất

Ukraine tiếp tục mua UAV của Trung Quốc bất chấp lệnh cấm

Ukraine tiếp tục mua UAV của Trung Quốc bất chấp lệnh cấm

Ukraine được cho tiếp tục mua UAV Mavic do Trung Quốc sản xuất thông qua một công ty ở Ba Lan, bất chấp sự phản đối từ nhà sản xuất DJI.

Tin cùng chuyên mục

Nóng: Lý do hàng loạt lãnh đạo cấp cao Ukraine xin từ chức

Nóng: Lý do hàng loạt lãnh đạo cấp cao Ukraine xin từ chức

Hàng loạt bộ trưởng của Ukraine đã từ chức vào thời điểm quan trọng của cuộc xung đột Nga - Ukraine trong cuộc cải tổ chính trị của quốc gia này.
Chiến sự Nga-Ukraine ngày 4/9/2024: Kiev có kế hoạch ‘bất ngờ’ với Kursk; Nga tiêu diệt 9.300 binh sĩ Ukraine

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 4/9/2024: Kiev có kế hoạch ‘bất ngờ’ với Kursk; Nga tiêu diệt 9.300 binh sĩ Ukraine

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 4/9/2024: Kiev có kế hoạch ‘bất ngờ’ với Kursk; Nga tiêu diệt 9.300 binh sĩ Ukraine.
Bầu cử Mỹ 2024:

Bầu cử Mỹ 2024: ''Chúa muốn ông Trump cứu nước Mỹ và có thể cả thế giới''?

Trong một cuộc trả lời mới đây, ông Trump bày tỏ niềm tin mạnh mẽ rằng Chúa đã cứu mạng để thực hiện sứ mệnh cao cả hơn: "Cứu nước Mỹ và có thể cả thế giới''.
Chiến sự Nga - Ukraine sáng 4/9: Lính Ukraine ra hàng Nga; Kiev bắt giữ khí tài Nga

Chiến sự Nga - Ukraine sáng 4/9: Lính Ukraine ra hàng Nga; Kiev bắt giữ khí tài Nga

Quân đội Nga bắt đầu tấn công làng Korenevo, nhận thấy bị bao vây và không thể đáp trả nên đàm phán, sau đó quyết định đầu hàng quân Nga.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 3/9/2024: Lo mất Pokrovsk, Ukraine rút bớt quân tại Kursk; Ugledar bị vây hãm

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 3/9/2024: Lo mất Pokrovsk, Ukraine rút bớt quân tại Kursk; Ugledar bị vây hãm

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 3/9/2024: Mất Pokrovsk sẽ là thảm họa với Ukraine; Ugledar bị vây hãm khi các mũi tiến công của Nga đang áp sát thành phố.
Nhà máy điện hạt nhân trở thành điểm nóng chiến trường, luật pháp quốc tế đã đủ sức bảo vệ?

Nhà máy điện hạt nhân trở thành điểm nóng chiến trường, luật pháp quốc tế đã đủ sức bảo vệ?

Xung đột vũ trang diễn ra tại nhiều khu vực, việc bảo vệ các cơ sở hạ tầng quan trọng, đặc biệt là nhà máy điện hạt nhân, trở thành vấn đề cấp bách.
Phương Tây khó ‘giữ lời hứa’ với Ukraine; Đức làm rõ quy định Ukraine sử dụng vũ khí

Phương Tây khó ‘giữ lời hứa’ với Ukraine; Đức làm rõ quy định Ukraine sử dụng vũ khí

Các đồng minh của Ukraine đang gặp khó khăn trong việc thực hiện lời hứa hồi đầu năm nay về việc tăng cường hệ thống phòng không của nước này.
Bí mật đằng sau cú hốt tỷ USD của Nga

Bí mật đằng sau cú hốt tỷ USD của Nga

Tổng tác động của biến đổi khí hậu đối với GDP hàng năm ở Nga ước tính là hơn 1,2 nghìn tỷ Ruble (0,7% GDP được ghi nhận vào cuối năm 2023).
Quân đội Ukraine bỏ quên cả một đơn vị ở Kursk

Quân đội Ukraine bỏ quên cả một đơn vị ở Kursk

Quân đội Ukraine đã bỏ quên cả một đơn vị ở làng Korenevo khi tấn công Kursk của Nga.
Phát hiện hệ thống tên lửa hạt nhân mới nhất của Nga

Phát hiện hệ thống tên lửa hạt nhân mới nhất của Nga

Hình ảnh vệ tinh cho biết, nhiều khả năng hệ thống tên lửa hạt nhân mới nhất của Nga cách thủ đô quốc gia này khoảng 475 km.
Chiến sự Nga-Ukraine ngày 3/9/2024: Ba Lan ‘nắn gân’ Nga; Moscow đang tiến nhanh hơn tại miền đông Ukraine

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 3/9/2024: Ba Lan ‘nắn gân’ Nga; Moscow đang tiến nhanh hơn tại miền đông Ukraine

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 3/9/2024: Ba Lan 'nắn gân' Nga; Moscow đang tiến nhanh hơn tại miền đông Ukraine.
Chuyến tông du dài ngày nhất trong 11 năm đương nhiệm của Giáo hoàng Phanxicô đến Châu Á - Thái Bình Dương

Chuyến tông du dài ngày nhất trong 11 năm đương nhiệm của Giáo hoàng Phanxicô đến Châu Á - Thái Bình Dương

Đức Giáo hoàng Phanxicô đã bắt đầu chuyến tông du dài nhất trong 11 năm đương nhiệm, tới thăm 4 quốc gia Đông Nam Á và Châu Đại Dương từ ngày 2/9 đến 13/9.
Bầu cử Mỹ 2024: Bà Harris hé lộ chiến lược

Bầu cử Mỹ 2024: Bà Harris hé lộ chiến lược 'hạ' cựu Tổng thống Trump

Bà Kamala Harris đã thể hiện rõ chiến lược đối phó với cựu Tổng thống Donald Trump và mục tiêu giành chiến thắng trong cuộc bầu cử qua cuộc phỏng vấn với CNN.
Chiến sự Nga-Ukraine sáng 3/9: Lính Ukraine tháo lui ở Kursk; Kiev bị tố có hàng động tàn bạo

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 3/9: Lính Ukraine tháo lui ở Kursk; Kiev bị tố có hàng động tàn bạo

Quân đội Nga đẩy lùi nhiều cuộc tấn công của Ukraine vào khu định cư Korenevo và Malaya Loknya, gây thiệt hại cho Ukraine tới 400 binh lính và 18 xe bọc thép.
Thổ Nhĩ Kỳ nộp đơn xin gia nhập BRICS

Thổ Nhĩ Kỳ nộp đơn xin gia nhập BRICS

Tờ Bloomberg dẫn các nguồn tin riêng cho hay, Thổ Nhĩ Kỳ đã nộp đơn xin gia nhập Nhóm các nền kinh tế mới nổi (BRICS).
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 2/9/2024: Ukraine bị nghi ngờ sử dụng vũ khí hóa học ở Kursk

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 2/9/2024: Ukraine bị nghi ngờ sử dụng vũ khí hóa học ở Kursk

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 2/9/2024: Ukraine bị nghi ngờ sử dụng vũ khí hóa học ở Kursk; chiến dịch công phá Ugledar bắt đầu khi Nga chuyển quân.
EU huy động nguồn lực đối phó với kinh tế thời chiến

EU huy động nguồn lực đối phó với kinh tế thời chiến

Giới chức châu Âu được cho đang thúc đẩy ngành công nghiệp vũ khí, từ đó có thể chuyển sang chế độ kinh tế thời chiến.
Chiến sự Nga-Ukraine ngày 2/9/2024: Ông Zelensky tuyệt vọng cầu cứu phương Tây; Nga cảnh báo thay đổi học thuyết hạt nhân

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 2/9/2024: Ông Zelensky tuyệt vọng cầu cứu phương Tây; Nga cảnh báo thay đổi học thuyết hạt nhân

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 2/9/2024: Ông Zelensky tuyệt vọng cầu cứu phương Tây; Nga cảnh báo thay đổi học thuyết hạt nhân.
Longform | Dịch giả Saleem Hammad và ấn tượng đặc biệt với cuốn sách

Longform | Dịch giả Saleem Hammad và ấn tượng đặc biệt với cuốn sách 'Võ Nguyên Giáp-Vị tướng của nhân dân'

Khi dịch cuốn sách “Võ Nguyên Giáp - Vị tướng của nhân dân” sang tiếng Ả-rập, anh Saleem Hammad đã không ít lần rơi nước mắt trước Vị Đại tướng của nhân dân.
Bầu cử Mỹ 2024: Bà Harris bất ngờ để lộ ‘điểm yếu’ trong chiến dịch tranh cử?

Bầu cử Mỹ 2024: Bà Harris bất ngờ để lộ ‘điểm yếu’ trong chiến dịch tranh cử?

Trong cuộc phỏng vấn độc quyền với CNN, bà Harris đã 'bỏ ngỏ' nhiều câu hỏi, đồng thời, bà cũng chưa làm rõ được kế hoạch thay đổi nước Mỹ nếu bà đắc cử.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động