Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Đẩy mạnh đầu tư công để tối đa hóa lợi ích từ các FTA

Việt Nam đang đẩy mạnh đầu tư công như là một trong những giải pháp chính cho tăng trưởng kinh tế cao hơn.
6 tháng, giải ngân đầu tư công đạt 30,49% kế hoạch Còn trên 4% kế hoạch vốn đầu tư công chưa được phân bổ

Một trong những thay đổi nổi bật nhất kể từ khi Việt Nam khởi xướng công cuộc Đổi mới năm 1986 là sự chuyển dịch của đất nước từ một trong những nền kinh tế khép kín nhất thế giới (đóng cửa đối với thương mại, công nghệ, thông tin liên lạc và sự di chuyển của người dân) sang một trong những nền kinh tế mở nhất thế giới thế giới (về tỷ lệ thương mại và đầu tư trực tiếp nước ngoài/GDP).

Ông Raymond Mallon, chuyên gia kinh tế cao cấp
Ông Raymond Mallon, chuyên gia kinh tế cao cấp với hơn 20 năm nghiên cứu và tư vấn về kinh tế Việt Nam, có bài viết riêng cho Báo Đầu tư về cơ hội và thách thức từ các hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới, cũng như sự cần thiết phải đầu tư công một cách hiệu quả để tối đa hóa các lợi ích từ các hiệp định này.

Tỷ trọng thương mại và đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong GDP đã tăng từ mức tối thiểu vào giữa những năm 80 của thế kỷ trước lên mức cao nhất trên thế giới. FDI và chuyển giao công nghệ, bí quyết và tiếp cận thị trường đã giúp Việt Nam trở thành nước xuất khẩu lớn các mặt hàng điện tử, may mặc, giày dép, đồ nội thất, hải sản và sản phẩm nông nghiệp.

Nhiều tập đoàn đa quốc gia đã thành lập cơ sở sản xuất tại Việt Nam để tận dụng lực lượng lao động lành nghề và chi phí lao động tương đối thấp, cũng như vị trí chiến lược của Việt Nam ở châu Á. Điều này đã giúp các doanh nhân, nhà quản lý và người lao động Việt Nam tiếp cận với các thông lệ quốc tế tốt nhất, thúc đẩy phát triển kỹ năng và đổi mới sáng tạo.

Liên kết ngày càng tăng với các chuỗi cung ứng toàn cầu đã giúp Việt Nam phát triển hơn nữa năng lực kỹ thuật của mình. Việc tiến lên trong chuỗi giá trị đã tạo thêm việc làm trong các ngành sản xuất và dịch vụ phức tạp hơn và có giá trị gia tăng cao hơn. Đây là động lực chính của tăng trưởng năng suất và thu nhập.

Đầu tư công được tăng cường và quản lý tốt hơn có thể nâng cao khả năng cạnh tranh của Việt Nam, mở rộng hơn nữa các cơ hội thương mại và thúc đẩy đổi mới. Điều này sẽ giúp Việt Nam hưởng lợi nhiều hơn khi tham gia các hiệp định hợp tác kinh tế thế hệ mới.

Hội nhập kinh tế đã làm tăng nhu cầu và cung ứng các dịch vụ hậu cần, tài chính, tiếp thị và các dịch vụ khác một cách tinh vi hơn và có giá trị cao hơn. Sự tăng trưởng nhanh chóng về du lịch, giáo dục ở nước ngoài và tăng cường tương tác kinh doanh đã thúc đẩy ngành dịch vụ khách sạn và các dịch vụ khác, giúp đa dạng hóa các cơ hội kinh tế và việc làm.

Các chiến lược thành công nhằm mở rộng thương mại, FDI và nhằm liên kết với các chuỗi giá trị toàn cầu để nâng cấp các ngành công nghiệp và thúc đẩy phát triển kỹ năng đã giúp Việt Nam trở thành một quốc gia ngày càng năng động trong nền kinh tế toàn cầu. Kết quả tăng trưởng kinh tế đã góp phần nâng cao và ổn định hơn mức sống của nhiều người dân Việt Nam.

Thách thức và cơ hội mới từ các FTA thế hệ mới

Hội nhập cũng đã đặt ra những thách thức. Nền kinh tế trở nên dễ bị tổn thương hơn trước các cú sốc kinh tế, được chứng minh trong đại dịch Covid-19 và suy thoái kinh tế toàn cầu sau đó. Một số doanh nghiệp đã thất bại trước sự cạnh tranh quốc tế ngày càng gia tăng. Một số gia đình bị mất việc làm và thu nhập.

Phần lớn trọng tâm ban đầu trong thu hút FDI là nhắm vào các ngành thâm dụng lao động và năng suất thấp, thường có mức lương thấp, điều kiện làm việc thay đổi và bảo đảm việc làm. Việc chuyển đổi sang sản xuất có giá trị gia tăng cao hơn với sự gia tăng liên kết với phần còn lại của nền kinh tế đang cần có thời gian. Một số hoạt động đầu tư và thương mại lại gây ra chi phí về môi trường.

Thách thức hiện nay là khuyến khích đầu tư nhiều hơn vào hoạt động kinh doanh sạch hơn, năng suất cao hơn và bền vững hơn. Các tiêu chuẩn về lao động và môi trường cần được thực thi tốt hơn nhằm cải thiện chất lượng việc làm và tránh được các tác động tiêu cực đến môi trường, đồng thời cho phép tiếp cận các cơ hội thị trường có giá trị cao hơn trong bối cảnh các cơ chế thương mại mới hơn đang bắt đầu được thực thi, bao gồm các biện pháp bảo vệ môi trường và xã hội nghiêm ngặt hơn.

Các FTA thế hệ mới - chính xác hơn là các hiệp định hợp tác kinh tế khu vực, như Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), Hiệp định Thương mại tự do ASEAN - Australia/New Zealand (AANZFTA), Hiệp định Ðối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU - và các hiệp định song phương đang mở ra cơ hội mới cho doanh nghiệp, người lao động và người tiêu dùng Việt Nam. Nhưng đầu tư công tăng lên và hiệu quả hơn là cần thiết để tối đa hóa lợi ích kinh tế quốc gia.

Trong bối cảnh đó, phát hiện gần đây của Ngân hàng Thế giới về “đầu tư công của Việt Nam đang có xu hướng giảm, từ 8% GDP năm 2011 xuống còn 6% GDP năm 2022”, đang là một vấn đề thực sự đáng lo ngại.

Cần đầu tư công hiệu quả và môi trường chính sách hỗ trợ

Đầu tư công là cần thiết để phát triển kết cấu hạ tầng hiện đại và hiệu quả, bao gồm mạng lưới giao thông đa phương thức, bến cảng, cung cấp và phân phối năng lượng, trung tâm đô thị và khu công nghiệp, kết nối kỹ thuật số. Thật không may, theo Ngân hàng Thế giới, chất lượng kết cấu hạ tầng của Việt Nam xếp thứ 77 trong số 141 quốc gia, thua xa các đối thủ cạnh tranh trong khu vực như Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia và Thái Lan.

Việc cải thiện kết cấu hạ tầng nhanh chóng, kết hợp với môi trường chính sách hỗ trợ, có thể nâng cao khả năng cạnh tranh bằng cách thu hút đầu tư kinh doanh, giảm chi phí thương mại và sản xuất, tạo điều kiện thuận lợi cho lưu thông hàng hóa và dịch vụ.

Đầu tư công và cải cách chính sách về thuận lợi hóa thương mại, hiện đại hóa hải quan và cải cách quy định nhằm hợp lý hóa các thủ tục thương mại xuyên biên giới là cần thiết để giúp các doanh nghiệp tham gia thương mại quốc tế dễ dàng hơn. Các biện pháp như vậy là đặc biệt quan trọng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa để họ có thể bắt đầu xây dựng các mối liên kết kinh tế quốc tế.

Các khoản đầu tư công thúc đẩy tăng cường đầu tư tư nhân vào hạ tầng hậu cần và chuỗi cung ứng có thể giúp giảm chi phí vận chuyển, giảm thời gian giao hàng và nâng cao khả năng cạnh tranh của các sản phẩm sản xuất tại Việt Nam. Đầu tư vào các ngành công nghiệp hỗ trợ có thể giúp doanh nghiệp đa dạng hóa xuất khẩu và giảm thiểu tác động tiềm ẩn của các cú sốc bên ngoài.

Việc hội nhập thành công vào mạng lưới sản xuất khu vực có giá trị cao hơn cũng sẽ đòi hỏi phải tăng cường đầu tư công vào giáo dục, đào tạo nghề và phát triển kỹ năng để nâng cao năng suất lao động. Giáo dục chất lượng và học tập suốt đời có thể thúc đẩy đổi mới, giúp Việt Nam thích ứng với các cơ hội thị trường mới nổi. Ngoài ra, việc tham vấn với người lao động và cộng đồng doanh nghiệp cũng rất quan trọng để xác định nhu cầu đào tạo trong tương lai.

Hợp tác đầu tư công vào nghiên cứu và phát triển và vào các cụm công nghệ có thể giúp thúc đẩy tiến bộ công nghệ và đổi mới cần thiết nhằm tăng cường hội nhập với các chuỗi giá trị khu vực tiên tiến hơn.

Đầu tư công có thể giúp giảm thiểu tác động của các cú sốc kinh tế bằng cách kích thích nhu cầu trong nước và giảm thiểu rủi ro thông qua việc xây dựng môi trường thuận lợi để thu hút đầu tư dài hạn vào các hoạt động kinh tế đa dạng hơn.

Hơn nữa, việc có khung khổ chính sách tập trung vào các doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng có thể giúp tối đa hóa lợi ích việc làm từ hội nhập và giúp đảm bảo các kết quả công bằng hơn từ hội nhập. Đầu tư công vào kết cấu hạ tầng và phát triển thể chế có thể đặc biệt quan trọng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Nhìn về phía trước

Bất chấp môi trường quốc tế đầy thách thức và những hạn chế trong nước, Việt Nam vẫn tiếp tục có được dòng vốn đầu tư và thương mại tương đối cao, mang lại lợi ích cho hầu hết người dân. Tuy nhiên, Chính phủ Việt Nam vẫn có thể thực hiện nhiều chính sách hơn nữa để cải thiện kết quả từ hội nhập kinh tế.

Đầu tư công được tăng cường và quản lý tốt hơn có thể nâng cao khả năng cạnh tranh của Việt Nam, mở rộng hơn nữa các cơ hội thương mại và thúc đẩy đổi mới. Điều này sẽ giúp Việt Nam hưởng lợi nhiều hơn khi tham gia các hiệp định hợp tác kinh tế thế hệ mới đang thay thế các FTA trước đây có phạm vi hẹp hơn.

Các khoản đầu tư hiệu quả hơn vào phát triển con người, công nghệ xanh, môi trường sống và mạng lưới an sinh xã hội có thể giúp đảm bảo cho tất cả thành phần xã hội đều được thụ hưởng lợi ích của tăng trưởng kinh tế, trong khi môi trường được bảo vệ tốt hơn.

Hiện nay, một điều đáng mừng là, theo Tổng cục Thống kê, đã có sự phục hồi mạnh mẽ trong giải ngân vốn đầu tư công trong nửa đầu năm 2023. Nhưng vẫn còn nhiều việc phải làm. Mức độ và hiệu quả giải ngân đầu tư công có thể được tăng cường bằng cách cải thiện công tác lập kế hoạch đầu tư công, phối hợp với các tỉnh, thiết kế và quản lý các dự án đầu tư công. Những người ra quyết định và các cơ quan thực hiện cần có trách nhiệm hơn trong việc cung cấp các khoản đầu tư có chất lượng theo các mục tiêu đã thỏa thuận.

baodautu.vn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Hiệp định thương mại tự do (FTA)

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Hơn 80.000 trường hợp đào ngũ ở Ukraine; Mỹ lo ngại hậu quả khủng khiếp khi viện trợ Kiev

Hơn 80.000 trường hợp đào ngũ ở Ukraine; Mỹ lo ngại hậu quả khủng khiếp khi viện trợ Kiev

Nghị sĩ Ukraine Ruslan Gorbenko cho biết, hơn 80.000 trường hợp đào ngũ đã được ghi nhận trong lực lượng Ukraine kể từ khi bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt.
Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam – Thuỵ Điển: Gia tăng hợp tác vì một tương lai bền vững

Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam – Thuỵ Điển: Gia tăng hợp tác vì một tương lai bền vững

Ngày 6/9 (giờ Thuỵ Điển), đã diễn ra Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam – Thuỵ Điển với chủ đề Hợp tác vì một tương lai phát triển bền vững.
Chiến sự Nga-Ukraine ngày 7/9/2024: Kiev mất hơn 500 chuyên gia; hé lộ tương lai của Ukraine nếu ông Trump thắng cử

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 7/9/2024: Kiev mất hơn 500 chuyên gia; hé lộ tương lai của Ukraine nếu ông Trump thắng cử

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 7/9/2024: Kiev mất hơn 500 chuyên gia; hé lộ tương lai của Ukraine nếu ông Trump thắng cử.
Kỳ họp lần thứ 101 của ASEAN BAC thúc đẩy hợp tác kinh tế khu vực

Kỳ họp lần thứ 101 của ASEAN BAC thúc đẩy hợp tác kinh tế khu vực

Kỳ họp thứ 101 của Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN Việt Nam (ASEAN BAC Viet Nam) và các sự kiện liên quan sẽ diễn ra trong 2 ngày 13 và 14/9 tại Hà Nội.
Chiến sự Nga - Ukraine sáng 7/9: 10.000 lính Ukraine thiệt mạng ở Kursk; Nga xóa sổ trạm radar

Chiến sự Nga - Ukraine sáng 7/9: 10.000 lính Ukraine thiệt mạng ở Kursk; Nga xóa sổ trạm radar

Tính đến nay, theo Bộ Quốc phòng Nga, quân Ukraine mất hơn 10.000 binh sĩ tính từ khi Kiev tấn công vào Kursk.

Tin cùng chuyên mục

Lý do thực sự khiến cựu Ngoại trưởng Ukraine từ chức

Lý do thực sự khiến cựu Ngoại trưởng Ukraine từ chức

Theo giới phân tích, đợt cải tổ nội các tại Ukraine lần này được cho là đang chuẩn bị cho một giai đoạn mới của cuộc xung đột với Nga.
Điểm tin nóng thế giới ngày 6/9: Ukraine dần thất thế tại Kursk; Thủ tướng Israel đối mặt áp lực ngừng bắn

Điểm tin nóng thế giới ngày 6/9: Ukraine dần thất thế tại Kursk; Thủ tướng Israel đối mặt áp lực ngừng bắn

Tổng thống Vladimir Putin cho biết, cuộc tấn công của Ukraine tại Kursk không làm chậm được bước tiến của Nga mà chỉ làm suy yếu khả năng phòng thủ của Kiev.
Việt Nam - Điểm sáng kinh tế khu vực ASEAN

Việt Nam - Điểm sáng kinh tế khu vực ASEAN

Tại Hội nghị khu vực thường niên “Gateway to ASEAN” năm 2024 do UOB tổ chức sáng 6/9, các chuyên gia nhận định, Việt Nam là điểm sáng kinh tế của khu vực ASEAN.
Con trai của Tổng thống Mỹ Joe Biden sắp đi tù?

Con trai của Tổng thống Mỹ Joe Biden sắp đi tù?

Ông Hunter Biden, con trai Tổng thống Mỹ có thể đối mặt với mức án lên tới 17 năm tù và khoản tiền phạt có thể lên đến 1 triệu USD bởi tội trốn thuế.
Cựu sĩ quan tình báo Mỹ: Nga giành được ‘chiến thắng kép’ ở Ukraine

Cựu sĩ quan tình báo Mỹ: Nga giành được ‘chiến thắng kép’ ở Ukraine

Cuộc tấn công của lực lượng vũ trang Ukraine vào Kursk sẽ dẫn đến thất bại kép cho Kiev cả ở hướng này và ở Donbass.
Chiến sự Nga-Ukraine 6/9/2024: Ukraine thừa nhận đào tạo tân binh chưa đầy đủ; lính đánh thuê ở Kursk mất nhiệt huyết

Chiến sự Nga-Ukraine 6/9/2024: Ukraine thừa nhận đào tạo tân binh chưa đầy đủ; lính đánh thuê ở Kursk mất nhiệt huyết

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 6/9/2024: Ukraine thừa nhận đào tạo tân binh chưa đầy đủ; lính đánh thuê ở Kursk mất nhiệt huyết.
Chiến sự Nga - Ukraine sáng 6/9: Cố vấn phương Tây mất mạng; Ukraine xóa sổ mục tiêu Nga ở Belgorod

Chiến sự Nga - Ukraine sáng 6/9: Cố vấn phương Tây mất mạng; Ukraine xóa sổ mục tiêu Nga ở Belgorod

Quân đội Nga đã bắn một tên lửa Iskander vào trung tâm huấn luyện Ukraine ở Poltava, nơi huấn luyện nhân viên điện đài và sĩ quan điều khiển UAV.
Xuất khẩu đón thêm tin vui sau chuỗi sự kiện kết nối cung ứng hàng hóa quốc tế

Xuất khẩu đón thêm tin vui sau chuỗi sự kiện kết nối cung ứng hàng hóa quốc tế

Từ chuỗi sự kiện kết nối chuỗi cung ứng hàng hóa quốc tế, lần đầu tiên Việt Nam xuất khẩu lô nước trái cây, trong đó có nước xoài sang 'đế chế' xoài Pakistan.
Thực thi FTA thúc đẩy các thành tựu cải cách kinh tế của Việt Nam

Thực thi FTA thúc đẩy các thành tựu cải cách kinh tế của Việt Nam

Các chuyên gia quốc tế đánh giá Việt Nam là một trong những câu chuyện thành công nhất về quá trình chuyển đổi kinh tế ở châu Á.
CPTPP chính thức có hiệu lực với Vương quốc Anh vào ngày 15 tháng 12

CPTPP chính thức có hiệu lực với Vương quốc Anh vào ngày 15 tháng 12

CPTPP là một khu vực thương mại tự do trải dài năm châu lục và gần 600 triệu người sau khi Anh gia nhập.
Hệ thống Thương vụ nêu giải pháp để phát triển Trung tâm nguyên phụ liệu ngành thời trang

Hệ thống Thương vụ nêu giải pháp để phát triển Trung tâm nguyên phụ liệu ngành thời trang

Hệ thống Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài sẵn sàng phối hợp quảng bá Trung tâm nguyên phụ liệu ngành thời trang đến các đối tác, góp phần tăng hiệu quả hoạt động
Hội nghị ACDFM-21: Tăng cường lòng tin và thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau

Hội nghị ACDFM-21: Tăng cường lòng tin và thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau

Hội nghị ACDFM-21 là cơ hội để trao đổi quan điểm về tình hình khu vực và quốc tế, về phương hướng kế hoạch hợp tác quân sự ASEAN và các vấn đề liên quan khác.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay, ngày 5/9/2024: Iskander đã

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay, ngày 5/9/2024: Iskander đã ''lập đại công'' ở Poltava

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 5/9/2024: Iskander đã “lập đại công” ở Poltava khi đã đánh trúng nơi tâm trung các chuyên gia quân sự nước ngoài ở Ukraine
Điểm tin nóng thế giới ngày 5/9: Nga đe dọa mở vùng đệm sát Ba Lan; Israel

Điểm tin nóng thế giới ngày 5/9: Nga đe dọa mở vùng đệm sát Ba Lan; Israel 'giữ chặt' hành lang Philadelphi

Nga cân nhắc mở rộng vùng đệm biên giới nếu Kiev có vũ khí tầm xa; Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu bác bỏ thẳng thừng việc rút khỏi hành lang Philadelphi.
Thủy sản Việt Nam rộng cửa vào thị trường Singapore

Thủy sản Việt Nam rộng cửa vào thị trường Singapore

Singapore là thị trường trung chuyển, là trung tâm thương mại của khu vực và thế giới, do đó, đây là thị trường tiềm năng cho các sản phẩm thủy sản Việt Nam.
Nga coi Việt Nam là một trong những ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại

Nga coi Việt Nam là một trong những ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại

Tại trụ sở Đại sứ quán Việt Nam tại Nga, Đại sứ Đặng Minh Khôi đã gặp Thứ trưởng Ngoại giao Nga Andrey Rudenko.
Chiến sự Nga-Ukraine ngày 5/9/2024: Nga cảnh báo phản ứng ‘cực kỳ đau đớn’, có thể mở rộng vùng đệm đến NATO

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 5/9/2024: Nga cảnh báo phản ứng ‘cực kỳ đau đớn’, có thể mở rộng vùng đệm đến NATO

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 5/9/2024: Nga cảnh báo phản ứng ‘cực kỳ đau đớn’, có thể mở rộng vùng đệm đến NATO.
Chiến sự Nga - Ukraine sáng 5/9: 9.300 lính Ukraine thiệt mạng tại Kursk; Nga đồng loạt không kích Kiev và Lviv

Chiến sự Nga - Ukraine sáng 5/9: 9.300 lính Ukraine thiệt mạng tại Kursk; Nga đồng loạt không kích Kiev và Lviv

Theo số liệu của Bộ Quốc phòng Nga, 9.300 lính Ukraine đã thiệt mạng kể từ khi bắt đầu cuộc tấn công vào Kursk; Nga phóng tên lửa và UAV vào Kiev và Lviv.
Thành phố Hải Phòng và Cảng Gothenburg (Thụy Điển) tăng cường hợp tác trong lĩnh vực logistics

Thành phố Hải Phòng và Cảng Gothenburg (Thụy Điển) tăng cường hợp tác trong lĩnh vực logistics

Đoàn công tác của UBND thành phố Hải Phòng đã có buổi làm việc với Cảng Gothenburg - cảng biển lớn nhất khu vực Bắc Âu nhằm tăng cường hợp tác logistics. l
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 4/9/2024: Ukraine đang

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 4/9/2024: Ukraine đang 'buộc phải giữ' Kursk

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 4/9/2024: Ukraine đang “buộc phải giữ” Kursk mặc dù các nguồn lực cần thiết để phòng thủ Donbass đang cạn kiệt.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động