I-ốt là một vi chất, mà tự cơ thể chúng ta không tổng hợp được, nên cần phải bổ sung thường xuyên, lâu dài qua đường ăn uống. Hiện vẫn có nguy cơ về thiếu hụt i-ốt. Mức độ bao phủ muối i-ốt phòng bệnh tại các tỉnh thành gần đây có xu hướng giảm nhất là các tỉnh miền núi.
Nên sử dụng các thực phẩm giàu i-ốt sau đây:
Theo nghiên cứu, lượng i-ốt có trong 100g của một số loại thực phẩm đã được xác định như sau: Hàm lượng iốt trong tảo bẹ cao nhất (khoảng 2000μg (microgram)/kg tảo bẹ tươi). Sau đó là các loại cá biển và các động vật vỏ cứng ở biển (khoảng 800μg/kg). Nước mắm: 950 mcg, muối i-ốt: 555 mcg, rau dền: 50 mcg, rau cải xoong: 45 mcg, cá thu: 45 mcg, nấm mỡ: 18 mcg, súp lơ: 12 mcg, khoai tây: 4,5 mcg...
Thực phẩm chứa nhiều iốt (và hàm lượng i-ốt/100g thực phẩm đó): Tảo tía (khô): 1800mcg; rau chân vịt: 164mcg; rau cần 160mcg; cá biển, cua biển: 80mcg; muối biển: 2mcg, sơn dược: 14mcg; muối ăn có i-ốt 7600mcg; cải thảo: 9.8mcg; trứng gà: 9.7 mcg; nước mắm i-ốt 950mcg; rau cải xoong 45mcg; khoai tây 4,5mcg; bầu dục 36,7mcg;... Ngoài ra, trong muối có hàm lượng i-ốt lớn. Càng là muối tinh chế, hàm lượng i-ốt càng ít. Hàm lượng i-ốt trong muối biển khoảng 20μg/kg. Nếu mỗi người mỗi ngày nạp 10g muối vào cơ thể, chỉ có thể được 2μg i-ốt, chắc chắn không thể đáp ứng nhu cầu phòng tránh việc thiếu iốt.
Tuy nhiên, không phải nạp càng nhiều i-ốt càng tốt. Quá nhiều iốt sẽ làm biến đổi chức năng tuyến giáp, hoặc tăng gánh nặng cho chức năng tuyến giáp.
Cải xoong là một trong những loại rau giàu i-ốt |
Cách để giúp bạn bổ sung iot trong cơ thể:
- Sử dụng muối i-ốt. Muối i-ốt và muối biển hoàn toàn khác nhau. Muối biển thường không có đủ lượng chất i-ốt.
- Ăn các thức ăn giàu i-ốt như trên.
- Với những người cần bổ sung i-ốt bằng viên bổ sung i-ốt thì phải theo đúng chỉ định bác sĩ nội tiết. Mỗi một viên này chứa từ 50 - 150ug i-ốt và bạn cần khoảng 100- 200ug mỗi ngày.
- Ăn nhiều hơn và chủng loại thực phẩm phải phong phú hơn.