Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Nếu đắc cử, chính sách thuế quan của ông Donald Trump có ảnh hưởng như thế nào đến nền kinh tế Mỹ?

Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng chính sách thuế quan của ông Donald Trump có thể gây áp lực lên giá tiêu dùng, ảnh hưởng đến việc làm của nhiều người dân Mỹ.
Bầu cử Mỹ 2024: Bà Harris quyết biến chiến thuật của ông Trump thành ‘gậy ông đập lưng ông’? Thế cục Trung Đông sẽ ra sao nếu ông Donald Trump tái đắc cử Tổng thống? Bầu cử Mỹ 2024: Ông Donald Trump chiếm được lòng tin của cử tri trẻ

Khi cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ đang bước vào giai đoạn nước rút, ông Donald Trump gần đây đã đưa ra nhiều đề xuất về việc tăng thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nước ngoài.

Nếu đắc cử, chính sách thuế quan của ông Donald Trump có ảnh hưởng như thế nào đến nền kinh tế Mỹ?
Ông Donald Trump chia sẻ về chính sách thế quan tại trụ sở Câu lạc bộ Kinh tế Chicago vào ngày 16/10. Ảnh: AFP

Cụ thể, nếu đắc cử, cựu Tổng thống cho biết ông sẽ tăng thuế 20% đối với toàn bộ hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ, tối thiểu 60% đối với các sản phẩm từ Trung Quốc, 100% đối với các quốc gia không sử dụng đồng Đô la trong giao dịch, và thậm chí là 2.000% đối với ô tô sản xuất tại Mexico.

Nếu áp dụng, mức thuế quan này sẽ cao hơn nhiều so với nhiệm kỳ trước đó của cựu Tổng thống. Theo tổ chức Tax Foundation (Mỹ), mức thuế quan trung bình đối với tất cả hàng nhập khẩu của Mỹ hiện là khoảng 2%, và kế hoạch của ông Trump có thể nâng mức thuế này lên "mức cao chưa từng thấy kể từ thời Đại khủng khoảng 1930".

Theo phân tích của NBC News, các chính sách thuế quan của ông Trump này nhằm mục đích “trừng phạt” các doanh nghiệp Mỹ nhập khẩu nguyên liệu và hàng hóa từ nước ngoài, đồng thời khuyến khích tiêu dùng nội địa. Tuy nhiên, tình thế “tiến thoái lưỡng nan” xảy ra khi doanh nghiệp Mỹ không thể tìm được nguồn hàng trong nước với giá tương đương, khiến chính những người tiêu dùng phải gánh chịu hậu quả của chính sách thuế quan.

Phó Tổng thống Kamala Harris từng chỉ trích chính sách của ông Trump là một loại "thuế tiêu dùng mới đối với người dân Mỹ," và dự báo rằng mỗi gia đình Mỹ sẽ phải chi tiêu thêm 4000 USD mỗi năm nếu ông Trump lên nắm quyền. Người phát ngôn chiến dịch của bà Harris, ông Joseph Costello, cũng cho rằng những chính sách thuế quan của ông Trump sẽ làm “gia tăng lạm phát vĩnh viễn” “phá hủy những cơ hội việc làm trong ngành công nghiệp chế tạo” của Mỹ.

Thuế quan có ảnh hưởng đến giá tiêu dùng của người Mỹ không?

Nhiều chuyên gia kinh tế đồng tình với quan điểm của Phó Tổng thống Kamala Harris và các đồng minh, nhận định rằng việc tăng thuế quan sẽ làm tăng giá tiêu dùng. Tuy nhiên, mức độ tác động cụ thể của các chính sách này vẫn còn gây tranh cãi trong giới chuyên môn.

Theo chuyên gia kinh tế Adam Hersh tại Viện Chính sách Kinh tế (Mỹ), thay vì 4.000 USD, mỗi gia đình tại Mỹ sẽ phải trả thêm 2.500 - 3.000 USD nếu ông Donald Trump áp dụng các chính sách thuế quan trên. Còn đối với nhà kinh tế Alan Deardorff tại Đại học Bang Michigan, tuy hàng nhập khẩu 100% sẽ có mức giá tăng đáng kể nếu bị áp thuế quan, nhưng với những mặt hàng được sản xuất tại Mỹ có thành phần nhập khẩu từ nước ngoài, như ô tô hoặc máy bay, mức giá tăng sẽ thấp hơn nhiều.

Trên thực tế, sau khi ông Trump lần đầu áp dụng thuế quan vào nhiệm kỳ trước, giá của một số mặt hàng nội địa đã tăng đáng kể. Sau khi Mỹ áp thuế 20-50% đối với máy giặt của Tập đoàn LG (Hàn Quốc) vào năm 2018, các đối thủ nội địa của LG cũng đã nâng mức giá cho sản phẩm của mình, để kiếm thêm lợi nhuận trong bối cảnh nhu cầu tăng cao. Ngay cả giá của mặt hàng máy sấy quần áo nội địa cũng tăng trong khoảng thời gian này, do thường được mua kèm với máy giặt.

Thậm chí, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng những chính sách thuế quan của ông Trump có ảnh hưởng tiêu cực đối với nền kinh tế Mỹ. Theo một báo cáo của Cục Dự trữ Liên bang New York, chính sách thuế quan của ông Trump đã gây thiệt hại 1,4 tỷ USD mỗi tháng cho người tiêu dùng Mỹ. Còn nếu ông Trump tái đắc cử, tổ chức Tax Foundation ước tính rằng các chính sách thuế quan mới của ông sẽ làm giảm tổng GDP của Mỹ xuống 0,8%, và cướp đi hơn 684.000 cơ hội việc làm cho người lao động.

Liệu chính sách thuế quan của ông Trump có khả thi?

Các chuyên gia từ tờ Wall Street Journal phân tích, kể cả nếu đắc cử, cựu Tổng thống Trump sẽ gặp một số rào cản để áp dụng chính sách thuế quan của mình. Theo Hiến pháp Mỹ, quyền quyết định các chính sách về thương mại thuộc về Quốc hội Mỹ. Trong bối cảnh Đảng Dân chủ được dự báo sẽ nắm quyền kiểm soát Hạ viện trong cuộc bầu cử tới, chính sách thuế quan của ông Trump có thể khó thành hiện thực.

Mặt khác, ông Trump cũng có thể tuyên bố tình trạng khẩn cấp về kinh tế từ “các mối đe dọa bất thường từ nước ngoài” qua Đạo luật Quyền hạn Kinh tế Khẩn cấp Quốc tế (IEEPA). Tuy nhiên, để có thể tuyên bố toàn bộ hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài là vi phạm đạo luật IEEPA là một điều vô cùng khó khăn.

Và nếu ông Trump tuyên bố tình trạng khẩn cấp, ông có thể gặp trở ngại từ phía Tòa án Tối cao Mỹ. Trên thực tế, Tòa án Tối cao đã từng bác bỏ những chính sách về kinh tế nằm quá quyền lực của Tổng thống, như đạo luật xóa nợ học phí trị giá 400 tỷ USD của Tổng thống đương nhiệm Joe Biden.

Cử tri Mỹ nghĩ gì về thuế quan?

Bất chấp tính khả thi và những rủi ro tiềm tàng, chính sách về thuế quan vẫn nhận được sự ủng hộ rộng rãi từ cử tri Mỹ. Theo một cuộc thăm dò của Reuters/Ipsos vào tháng 9 vừa qua, có tới 56% cử tri Mỹ ủng hộ kế hoạch của ông Trump, vì họ tin rằng thuế quan sẽ bảo vệ việc làm trong nước.

Lý giải nguyên nhân cho sự ủng hộ của cử tri, ông Robert Lawrence, giáo sư thương mại Viện Kinh tế Quốc tế Peterson chia sẻ: “Nhiều cử tri tin rằng các loại thuế quan sẽ bảo vệ việc làm trong nước và họ thích ý tưởng rằng chúng có thể giúp đỡ người lao động Hoa Kỳ. Trên thực tế, Mỹ sẽ mua ít hàng hóa từ nước ngoài hơn do chúng đắt hơn. Vì vậy, sẽ có tác động tiêu cực đến nguyên liệu đầu vào của nước Mỹ và do đó, chúng ta cũng sẽ có thể sản xuất ít hàng ra nước ngoài hơn.”

Đồng quan điểm, nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện Kinh tế Quốc tế Peterson Maurice Obstfeld nhận xét: “Điều mà công chúng ít hiểu về thuế quan là chúng làm tăng giá đối với người tiêu dùng và cả các doanh nghiệp sử dụng đầu vào được bảo hộ. Chúng không thực sự hiệu quả trong việc đưa việc làm trở lại trên quy mô lớn."

Tuy nhiên, ông Obstfeld thừa nhận sức hấp dẫn của thuế quan đối với những cử tri đang phải đối mặt với tình trạng mất việc làm trong ngành sản xuất. Trả lời phỏng vấn với kênh NBC, ông Obstfeld nói: “Các nhà kinh tế có thể nói rằng các doanh nghiệp nếu không thể cạnh tranh thì nên phá sản, nhưng với những người lao động, thì đó lại là một câu chuyện khác. Đây là một trong những lý do tại sao chủ nghĩa bảo hộ được ưa chuộng. Bởi vì nếu không có sự bảo hộ của chính phủ, rất nhiều người Mỹ sẽ phải chịu cảnh đói nghèo".

Phú Quý (theo NBC News, Wall Street Journal)
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Chiến sự Nga-Ukraine tối 26/10: Quân đội Ukraine đang

Chiến sự Nga-Ukraine tối 26/10: Quân đội Ukraine đang 'hoảng loạn' tại Kursk; chiến sự Pokrovsk và Kurakhove ngày càng khốc liệt

Quân đội Ukraine đang hoảng loạn tại Kursk; chiến sự Pokrovsk và Kurakhove ngày càng khốc liệt... là những tin nóng chiến sự Nga-Ukraine tối 26/10.
Ukraine yêu cầu Mỹ cho phép tấn công tàu chở dầu Nga

Ukraine yêu cầu Mỹ cho phép tấn công tàu chở dầu Nga

Ukraine được cho đang yêu cầu Mỹ cho phép tấn công tàu chở dầu Nga. Tuy nhiên, Washington vẫn chưa đồng ý do lo ngại giá dầu có thể tăng trước cuộc bầu cử.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 26/10/2024: Ukraine nguy kịch ở Kursk; Kịch bản

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 26/10/2024: Ukraine nguy kịch ở Kursk; Kịch bản 'vây Ngụy, cứu Triệu' đổ vỡ

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 26/10/2024: Ukraine nguy kịch ở Kursk; Kịch bản vây Ngụy, cứu Triệu đổ vỡ khi Ukraine đang thua trên khắp mặt trận miền Đông.
Kho vũ khí chiến lược của phương Tây đang cạn kiệt?

Kho vũ khí chiến lược của phương Tây đang cạn kiệt?

Sau khi xung đột Ukraine kết thúc, Nga sẽ đại diện cho một thế lực đáng gờm trên trường thế giới, vì kho vũ khí chiến lược của các nước phương Tây đã cạn kiệt.
Israel tấn công đợt 2 nhằm vào Iran; hơn 100 máy bay tham gia nhiệm vụ

Israel tấn công đợt 2 nhằm vào Iran; hơn 100 máy bay tham gia nhiệm vụ

Tờ Al Jazeera đưa tin, Quân đoàn Vệ binh Cách mạng Hồi giáo (IRGC) đã lên tiếng xác nhận việc Israel tấn công "các cơ sở quân sự và an ninh quan trọng".

Tin cùng chuyên mục

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 26/10/2024: NATO không can thiệp vào xung đột; Nga nêu điều kiện đối thoại với phương Tây

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 26/10/2024: NATO không can thiệp vào xung đột; Nga nêu điều kiện đối thoại với phương Tây

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 26/10/2024: NATO không can thiệp vào xung đột do thiếu nguồn lực; Nga nêu điều kiện đối thoại với phương Tây.
Chiến sự Nga-Ukraine sáng 26/10: Lính Ukraine bị bao vây ở Kursk; Đức phản đối Kiev gia nhập NATO

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 26/10: Lính Ukraine bị bao vây ở Kursk; Đức phản đối Kiev gia nhập NATO

Lính Ukraine bị bao vây ở Kursk; Đức phản đối Kiev gia nhập NATO... là những thông tin đáng chú ý về tình hình chiến sự Nga - Ukraine sáng 26/10.
Chiến sự Nga-Ukraine tối 25/10:

Chiến sự Nga-Ukraine tối 25/10: 'Thành trì chiến lược' của Ukraine lâm nguy; 15 UAV Nga bị ‘hạ’

Nga 'vây bẫy tử thần', lính Kiev ở Selidove bị dồn tới đường cùng; ‘thành trì chiến lược’ Ukraine lâm nguy... là những tin nóng chiến s Nga-Ukraine tối 25/10.
Chặng nước rút Bầu cử Mỹ: Thế

Chặng nước rút Bầu cử Mỹ: Thế 'cân não' giữa ông Trump và bà Harris tại các bang chiến địa

Cuộc đua Bầu cử Mỹ năm 2024 đang bước vào giai đoạn nước rút, cả ông Trump và bà Harris đều đang nỗ lực chinh phục lòng tin của cử tri tại các bang chiến địa.
Chiến sự Trung Đông: Rò rỉ thông tin Israel cho UAV bay trinh sát trên bầu trời Iran

Chiến sự Trung Đông: Rò rỉ thông tin Israel cho UAV bay trinh sát trên bầu trời Iran

Một vụ rò rỉ thông tin tình báo đã tiết lộ Israel đang sử dụng một loại UAV tầm xa tiên tiến nhằm trinh sát trên bầu trời Iran và thậm chí là cả Trung Đông.
Toàn cảnh chiến sự ngày 25/10: Lính Ukraine rút lui ồ ạt; Tổng thống Putin quan ngại về tình hình Trung Đông

Toàn cảnh chiến sự ngày 25/10: Lính Ukraine rút lui ồ ạt; Tổng thống Putin quan ngại về tình hình Trung Đông

Lính Ukraine rút lui ồ ạt; Tổng thống Putin quan ngại về tình hình Trung Đông... là những thông tin chú ý về chiến sự Nga - Ukraine trưa ngày 25/10.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 25/10/2024: FAB-3000

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 25/10/2024: FAB-3000 'lên tiếng' thổi bay căn cứ UAV Ukraine

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 25/10/2024: FAB-3000 “lên tiếng” thổi bay căn cứ UAV Ukraine; Nga tiếp tục mở hướng vây hãm mới tại Kursk khiến AFU nguy khốn
Đức, Anh lắp tên lửa vào trực thăng cứu hộ để gửi đến chiến trường Ukraine

Đức, Anh lắp tên lửa vào trực thăng cứu hộ để gửi đến chiến trường Ukraine

Đức và Vương quốc Anh đã ký một thoả thuận chiến lược về việc sẽ trang bị các hệ thống tên lửa hiện đại cho trực thăng Sea King của Ukraine.
Bầu cử Mỹ 2024: Bà Kamala Harris cùng cựu Tổng thống Obama vận động cử tri tại Georgia

Bầu cử Mỹ 2024: Bà Kamala Harris cùng cựu Tổng thống Obama vận động cử tri tại Georgia

Bà Harris và cựu Tổng thống Obama xuất hiện cùng nhau trong sự kiện vận động cử tri hôm qua (24/10) ở Georgia, 2 tuần trước khi diễn ra cuộc bầu cử Mỹ 2024.
Chiến sự Nga-Ukraine ngày 25/10/2024: Nga muốn giải quyết xung đột với Ukraine; Belarus cảnh báo NATO

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 25/10/2024: Nga muốn giải quyết xung đột với Ukraine; Belarus cảnh báo NATO

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 25/10/2024: Nga muốn giải quyết xung đột với Ukraine; Belarus cảnh báo NATO.
Chiến sự Nga-Ukraine sáng 25/10: Ukraine hoảng loạn tại Chasov Yar; Kiev diệt xe tăng Nga

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 25/10: Ukraine hoảng loạn tại Chasov Yar; Kiev diệt xe tăng Nga

Ukraine hoảng loạn tại Chasov Yar; Kiev diệt xe tăng Nga... là những thông tin tình hình chiến sự Nga - Ukraine sáng ngày 25/10.
Báo chí Nga: Hội nghị BRICS đang thay đổi nền kinh tế toàn cầu

Báo chí Nga: Hội nghị BRICS đang thay đổi nền kinh tế toàn cầu

Theo báo chí Nga, Hội nghị Thượng đỉnh Lãnh đạo BRICS tại Kazan là cơ hội để tạo ra sự thay đổi mạnh mẽ đối với nền kinh tế toàn cầu.
Chiến sự Nga-Ukraine tối 24/10: Lực lượng hạt nhân Nga tiến quân tới Ukraine, Kiev ‘báo động đỏ’

Chiến sự Nga-Ukraine tối 24/10: Lực lượng hạt nhân Nga tiến quân tới Ukraine, Kiev ‘báo động đỏ’

Nga triển khai lực lượng hạt nhân chiến lược tới Ukraine; 26.000 quân Ukraine gục ngã trước ‘đòn sấm sét’ của Nga;... là những tin nóng chiến sự tối 24/10.
Bầu cử Mỹ 2024: Ông Trump đảo ngược thế trận, dẫn trước bà Harris

Bầu cử Mỹ 2024: Ông Trump đảo ngược thế trận, dẫn trước bà Harris

Khảo sát mới của tờ Wall Street Journal công bố hôm 23/10 (theo giờ địa phương), ông Donald Trump đã vươn lên dẫn trước bà Harris trong cuộc bầu cử Mỹ 2024.
Đại sứ Kazakhstan Kanat Tumysh: Việt Nam là đối tác kinh tế quan trọng của Kazakhstan tại châu Á

Đại sứ Kazakhstan Kanat Tumysh: Việt Nam là đối tác kinh tế quan trọng của Kazakhstan tại châu Á

Nhân Ngày Cộng hòa Kazakhstan (25/10), Đại sứ Kazakhstan tại Việt Nam Kanat Tumysh nhấn mạnh, Việt Nam là đối tác kinh tế quan trọng của Kazakhstan tại châu Á.
Điểm tin nóng thế giới ngày 24/10: Nga có lợi thế

Điểm tin nóng thế giới ngày 24/10: Nga có lợi thế 'quyết định' tại Donetsk

Nga có lợi thế 'quyết định' tại Donetsk; Iran bắt tay Ả Rập Xê Út đối phó Israel... là những thông tin chính có trong bản tin nóng thế giới ngày 24/10.
Bầu cử Mỹ 2024: Gần 25 triệu cử tri đã tham gia bỏ phiếu

Bầu cử Mỹ 2024: Gần 25 triệu cử tri đã tham gia bỏ phiếu

Qua dữ liệu theo dõi từ Election Lab tại Đại học Florida, đã có gần 25 triệu cử tri bỏ phiếu sớm bằng cả 2 hình thức cho cuộc bầu cử Mỹ 2024.
Bất ngờ với ngôi nhà nhỏ xinh, ‘full’ tiện nghi được tái chế từ tuabin gió cũ

Bất ngờ với ngôi nhà nhỏ xinh, ‘full’ tiện nghi được tái chế từ tuabin gió cũ

Một ngôi nhà nhỏ nhưng đầy đủ tiện nghi được tái chế từ vỏ ngoài của tuabin gió cũ đã hoạt động 20 năm vừa được đưa ra triển lãm bởi một công ty ở Mỹ.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay, ngày 24/10/2024: Ukraine thiệt hại vì không rút lui kịp thời; Selidove sụp đổ

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay, ngày 24/10/2024: Ukraine thiệt hại vì không rút lui kịp thời; Selidove sụp đổ

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay, ngày 24/10/2024: Ukraine thiệt hại vì không rút lui kịp thời; Selidove sụp đổ khi quân đội Nga tấn công từ nhiều hướng.
Pháp sắp giao lô

Pháp sắp giao lô 'chim ưng' Mirage 2000-5 cho Ukraine, tại sao lại là 3 chiếc?

Pháp dự kiến sẽ chuyển giao lô máy bay chiến đấu Mirage 2000-5 đầu tiên cho Ukraine vào quý I/2025, với số lượng ban đầu chỉ gồm 3 chiếc.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động