Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Ngũ cốc từ Ukraine và nguy cơ về cuộc khủng hoảng lương thực

Giới chuyên gia nhận định có khoảng 400 triệu người trên thế giới phụ thuộc vào lương thực từ Ukraine, từ đó đưa ra cảnh báo về nguy cơ xảy ra cuộc khủng hoảng
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 12/10/2023: “Nồi hầm” Avdeevka thành hình, Tổng thống Ukraine tuyên bố giai đoạn cuối xung đột Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 13/10/2023: Ukraine thừa nhận hiệu quả của tình báo Nga Chiến sự Israel - Hamas ngày 13/10/2023: Israel không kích Syria; mặt trận thứ 2 tại Israel có thể xuất hiện Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 13/10/2023: Ukraine thừa nhận phản công “lệch kế hoạch”

Chiến sự đe dọa nguồn cung lương thực toàn cầu

Nga và Ukraine đóng vai trò quan trọng trong thương mại thực phẩm quốc tế. Gần 30% xuất khẩu lúa mì toàn cầu thường đến từ khu vực Biển Đen. Theo Tổ chức Thương mại và Phát triển Liên hợp quốc, thị phần của Ukraine trong thương mại lúa mì toàn cầu là 8% vào năm 2020. Đối với ngô là 13%, đối với dầu và hạt hướng dương thậm chí là 32%. Theo Giám đốc Chương trình Lương thực thế giới (WFP), tổng cộng những sản phẩm này có thể nuôi sống 400 triệu người.

Ngũ cốc từ Ukraine và nguy cơ về cuộc khủng hoảng lương thực
Ảnh minh họa

Cuộc chiến ở Ukraine đang khiến việc xuất khẩu ngũ cốc sản xuất tại đây trở nên khó khăn hơn. Trong nhiều tháng, Nga đã phong tỏa các cảng Biển Đen nơi Ukraine vận chuyển 90% lượng ngũ cốc qua đó. Bên cạnh đó, chiến sự đã đẩy giá thực phẩm thiết yếu lên cao và làm tăng số người đối mặt với nguy cơ không đủ ăn.

Tác động của Thỏa thuận ngũ cốc

Nhờ có thỏa thuận này, Ukraine đã có thể xuất khẩu hàng nông sản và có doanh thu xuất khẩu thông qua 3 cảng. Theo Liên hợp quốc, Ukraine đã xuất khẩu 32,7 triệu tấn nông sản sang 45 quốc gia kể từ tháng 8/2022. Điều này cho phép Ukraine giải phóng các kho hàng vốn chủ yếu chứa đầy ngô và tiếp tục sản xuất. Trước chiến sự, Ukraine chủ yếu cung cấp lúa mì cho châu Á và Bắc Phi. Kể từ khi chiến sự bắt đầu, Liên minh châu Âu (EU) trở thành bên mua lúa mì lớn nhất từ Ukraine.

Theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO), giá nông sản đã giảm 23% kể từ tháng 3/2022. Một yếu tố khác khiến giá giảm hiện nay là vụ thu hoạch bội thu ở Ấn Độ, EU và khu vực Biển Đen. Tuy nhiên, kể từ tháng 4/2023, xuất khẩu qua Biển Đen đã giảm mạnh. Trong khi, Ukraine cáo buộc Nga có một thời gian đã chặn các tàu chở hàng đến cảng Yuzhne.

Tình hình mới khi Thỏa thuận ngũ cốc “đóng băng”

Giai đoạn phong tỏa vừa qua cho thấy dù các tuyến xuất khẩu thay thế như qua sông Danube hay bằng đường sắt và xe tải ngày càng được sử dụng nhiều hơn, nhưng không thể thay thế xuất khẩu bằng tàu biển. Năng lực logistics của ngành đường sắt còn hạn chế, xuất khẩu bằng đường bộ kém hấp dẫn do giá xăng dầu cao và xử lý biên mậu chậm. Vận chuyển trên đất liền cũng tốn kém hơn nhiều.

Xuất khẩu nông sản của Ukraine bị chậm lại khi không có thỏa thuận ngũ cốc. Tháng 5/2023, theo Bộ Nông nghiệp Ukraine, chỉ có 30% các mặt hàng nông sản được xuất khẩu qua Biển Đen. EU muốn mở rộng hơn nữa cái gọi là “hành lang đoàn kết” - các tuyến xuất khẩu thay thế bằng đường bộ mà EU đã thiết lập cho Ukraine.

Điều này cũng gây ra sự phẫn nộ giữa các quốc gia láng giềng của Ukraine. Ngũ cốc Ukraine hiện được bán trên thị trường của họ thường xuyên hơn với mức giá thấp hơn vì các nước EU đã dỡ bỏ thuế đối với hàng nhập khẩu của Ukraine kể từ khi xung đột bắt đầu. Kết quả là các nước láng giềng đã lên tiếng cáo buộc Ukraine “phá giá” thị trường.

Một số quốc gia đã tạm thời cấm nhập khẩu các sản phẩm ngũ cốc của Ukraine, buộc EU phải can thiệp. Từ tháng 5 đến giữa tháng 9/2023, Bulgaria, Ba Lan, Hungary, Romania và Slovakia đã áp đặt các biện pháp hạn chế nhập khẩu ngũ cốc từ Ukraine.

Thực trạng xuất khẩu lúa mì của Nga

Bất chấp chiến sự, Nga đã trở thành nước xuất khẩu lúa mì lớn nhất thế giới. Hiện phương Tây không có biện pháp trừng phạt trực tiếp nào đối với việc vận chuyển ngũ cốc từ Nga. Đúng hơn, trước đó Nga đã áp dụng thuế xuất khẩu lúa mì và hạn ngạch để kiểm soát giá trong nước tốt hơn. Đôi khi thậm chí còn có lệnh cấm xuất khẩu sang các nước thuộc Liên minh kinh tế Á-Âu (Kazakhstan, Armenia, Kyrgyzstan và Belarus).

Tuy nhiên, trái với kỳ vọng, Nga lại giảm thuế xuất khẩu lúa mì vào tháng 7 và tháng 9/2022 bởi lúa mì Nga đang gặp khó khăn trên thị trường ngay cả khi không có lệnh trừng phạt trực tiếp. Điều này bất chấp thực tế là Liên hợp quốc và một số chính phủ phương Tây đang kêu gọi buôn bán ngũ cốc của Nga để không xảy ra tình trạng thiếu hụt, đặc biệt là ở các nước nghèo hơn.

Đối với các nhà kinh doanh hàng nông sản và ngân hàng phương Tây, việc giao dịch với Nga đặt ra những rủi ro về danh tiếng. Rõ ràng, nhiều người lo ngại rằng việc vận chuyển lương thực của Nga tới châu Phi sẽ bị coi là hỗ trợ cho cuộc chiến ở Ukraine.

Bên cạnh đó, các tổ chức tài chính phương Tây phần lớn đã rút khỏi hoạt động kinh doanh và hầu hết các ngân hàng Nga đều phải chịu lệnh trừng phạt của Mỹ hoặc EU. Tuy nhiên, nhà cung cấp Nga đang ngày càng lấp đầy những khoảng trống trong thương mại ngũ cốc.

Những quốc gia phụ thuộc vào ngũ cốc của Nga và Ukraine

Tại Đông Nam Á, Việt Nam, Indonesia và Philippines là những nước nhập khẩu lúa mì lớn nhất của Nga và Ukraine. Vì lúa mì chỉ đáp ứng một phần nhỏ nhu cầu calo ở các nước này nên lượng calo cần còn lại có thể dễ dàng được thay thế bằng gạo.

Tuy nhiên, tình hình lại khác ở châu Phi và Trung Đông. Ở đó, phần lớn nhu cầu thực phẩm hằng ngày được đáp ứng bằng bánh mì. Do đó, các nước trong khu vực nhập khẩu phần lớn lúa mì từ Nga và Ukraine.

Ông John Baffes, nhà kinh tế nông nghiệp tại Ngân hàng Thế giới giải thích, tùy thuộc vào từng quốc gia, 50% hoặc thậm chí tới 90% hàng nhập khẩu đến từ khu vực Biển Đen. Lý do rất đơn giản là vị trí địa lý. Là nước nhập khẩu lúa mì lớn nhất thế giới, 80% sản lượng nhập khẩu của Ai Cập là từ Nga và Ukraine. Ở Libya, 43% lượng lúa mì nhập khẩu của nước này là từ Ukraine, ở Yemen là 23%.

Các nước nghèo nhất trong khu vực bị ảnh hưởng đặc biệt nặng nề khi thâm hụt nguồn cung. Điều này là do nửa số lúa mì mà WFP phân phối cho các nước có nguy cơ xảy ra nạn đói đều đến từ Ukraine. Kể từ khi lệnh phong tỏa xuất khẩu được dỡ bỏ vào tháng 8/2022, hơn 725.000 tấn lúa mì đã rời cảng Ukraine để đến Ethiopia, Yemen, Afghanistan, Sudan, Somalia, Kenya và Djibouti.

Những yếu tố làm ảnh hưởng đến cuộc khủng hoảng lương thực

Không chỉ xuất khẩu ngũ cốc bị hạn chế mới có nguy cơ làm gia tăng nạn đói trên thế giới. Các yếu tố khác cũng góp phần làm tình hình trở nên trầm trọng hơn.

Nắng nóng và hạn hán. Ngay cả trước khi xung đột Nga - Ukraine nổ ra, WFP đã cảnh báo rằng năm 2022 sẽ là một năm khó khăn. Trung Quốc là nước sản xuất lúa mì lớn nhất thế giới cho biết, năm 2022 có thể là năm thu hoạch tồi tệ nhất từ trước đến nay sau khi lượng mưa khiến việc gieo hạt bị hoãn lại. Năm 2023, sản lượng thu hoạch có dấu hiệu tích cực hơn.

Phân bón. Phân bón rất cần thiết để sản xuất nông sản nuôi sống dân số thế giới. Các chất dinh dưỡng như nitơ, phốt pho và kali đóng vai trò thiết yếu trong việc tăng năng suất nông nghiệp. Nga là một trong những nước xuất khẩu hàng đầu cả 3 loại phân bón này.

Cùng với Belarus, Nga chiếm khoảng 40% lượng kali xuất khẩu toàn cầu trong năm 2019. Ngược lại với nhà sản xuất Belaruskali của Belarus, các nhà sản xuất muối kali của Nga không phải chịu bất kỳ hạn chế trực tiếp nào, nhưng các lệnh trừng phạt do phương Tây áp đặt đối với hệ thống ngân hàng Nga khiến thương mại trở nên khó khăn hơn.

Nitơ cần thiết để sản xuất phân urê cũng phần lớn đến từ Nga vì khí đốt tự nhiên giá rẻ luôn có sẵn. Đồng thời, các nhà sản xuất phân bón châu Âu nói riêng phụ thuộc vào khí đốt tự nhiên từ Nga. Giá khí đốt tự nhiên tăng cao đang khiến hoạt động sản xuất phân bón bên ngoài nước Nga trở nên đắt hơn đáng kể.

Bình Nguyên (tổng hợp)
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Chiến sự Nga - Ukraine

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Israel không kích Dải Gaza, ít nhất 46 người thiệt mạng

Israel không kích Dải Gaza, ít nhất 46 người thiệt mạng

Ít nhất 46 người Palestine đã thiệt mạng trong các cuộc không kích của Israel trên khắp Dải Gaza vào thứ Năm (31/10).
Chiến lược tiếp cận thị trường và xây dựng thương hiệu thủy sản tại Vương quốc Anh

Chiến lược tiếp cận thị trường và xây dựng thương hiệu thủy sản tại Vương quốc Anh

Xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Anh đang có lợi thế cạnh tranh hơn so với các thị trường: Ấn Độ, Indonesia, Thái Lan... bởi họ chưa có FTA với Vương quốc Anh.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 31/10/2024: Ukraine tố chính Mỹ làm lộ

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 31/10/2024: Ukraine tố chính Mỹ làm lộ 'kế hoạch chiến thắng'

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 31/10/2024: Ukraine tố chính Mỹ làm lộ “kế hoạch chiến thắng” khi các thông tin đàm phán riêng đã được báo chí Mỹ tiết lộ.
Lý do Nga biến xe tăng ‘huyền thoại’ thành xe rà phá bom mìn

Lý do Nga biến xe tăng ‘huyền thoại’ thành xe rà phá bom mìn

Lực lượng vũ trang Nga đã tiến hành chuyển đổi xe tăng T-62M từ vai trò chiến đấu chủ lực thành phương tiện rà phá bom mìn trên chiến trường Ukraine.
Xuất khẩu sang Anh: Giải "bài toán" thương hiệu để nâng cao thị phần

Xuất khẩu sang Anh: Giải "bài toán" thương hiệu để nâng cao thị phần

Hàng Việt còn rất nhiều dư địa để gia tăng xuất khẩu vào thị trường Anh. Tuy nhiên, doanh nghiệp Việt cần chú trọng xây dựng thương hiệu và uy tín hơn nữa.

Tin cùng chuyên mục

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 1/11/2024: Ukraine đang

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 1/11/2024: Ukraine đang 'chảy máu' dân số; Kurakhovo nguy ngập

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 1/11/2024: Ukraine đang “chảy máu” dân số; Kurakhovo nguy ngập khi các mũi tiến công của Nga đồng loạt giáp công thành phố.
Trốn thoát ‘ngoạn mục’ UAV phòng không của Ukraine, UAV Nga đã làm như thế nào?

Trốn thoát ‘ngoạn mục’ UAV phòng không của Ukraine, UAV Nga đã làm như thế nào?

Nga đã triển khai một số thử nghiệm công nghệ mới, như thiết bị cảnh báo UAV, lưới phóng ngăn chặn và nay là hệ thống trốn tránh tự động đầy triển vọng.
Chiến sự Nga-Ukraine sáng 1/11: Nga san phẳng Bộ Tổng tham mưu Ukraine; Kiev  phá hủy hệ thống phòng không Nga

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 1/11: Nga san phẳng Bộ Tổng tham mưu Ukraine; Kiev phá hủy hệ thống phòng không Nga

Nga san phẳng Bộ Tổng tham mưu Ukraine; Kiev phá hủy hệ thống phòng không Nga...là những thông tin về tình hình chiến sự Nga - Ukraine sáng 1/11.
Trung Quốc dự kiến giảm 12,4% xuất khẩu nhiên liệu trong tháng 11

Trung Quốc dự kiến giảm 12,4% xuất khẩu nhiên liệu trong tháng 11

Trung Quốc dự kiến giảm 12,4% xuất khẩu nhiên liệu tháng 11 nhằm bảo vệ lợi nhuận trước nhu cầu nội địa tăng. Điều này tác động mạnh đến thị trường nhiên liệu.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 30/10/2024: Tổng thống Ukraine yêu cầu được cung cấp

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 30/10/2024: Tổng thống Ukraine yêu cầu được cung cấp 'sứ giả chiến tranh'

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 30/10/2024: Tổng thống Ukraine yêu cầu được cung cấp “sứ giả chiến tranh” để tấn công Nga, nhưng đã bị Washington từ chối.
Bầu cử Mỹ 2024: Bà Harris đối diện thách thức lớn giữa căng thẳng Trung Đông

Bầu cử Mỹ 2024: Bà Harris đối diện thách thức lớn giữa căng thẳng Trung Đông

Trong bối cảnh cuộc bầu cử Mỹ đến gần, Phó Tổng thống Kamala Harris đang đối mặt với những thách thức từ căng thẳng Trung Đông.
Quốc vụ khanh Bộ Kinh tế UAE thông tin về Hiệp định CEPA trên hãng thông tấn WAM

Quốc vụ khanh Bộ Kinh tế UAE thông tin về Hiệp định CEPA trên hãng thông tấn WAM

Quốc vụ khanh Bộ Kinh tế UAE cho rằng, Hiệp định CEPA Việt Nam - UAE sẽ củng cố vị thế của Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất của UAE trong khu vực ASEAN.
Hãng thông tấn Nhà nước UAE có bài nêu bật ý nghĩa chiến lược của Hiệp định CEPA

Hãng thông tấn Nhà nước UAE có bài nêu bật ý nghĩa chiến lược của Hiệp định CEPA

Sau khi CEPA được ký kết, WAM - hãng thông tấn Nhà nước UAE đã có bài ghi nhận ý kiến nhiều quan chức, coi đây tiến quan trọng trong chiến lược của UAE.
Giá gạo Tây Phi giảm sâu sau quyết định bãi bỏ thuế xuất khẩu từ Ấn Độ

Giá gạo Tây Phi giảm sâu sau quyết định bãi bỏ thuế xuất khẩu từ Ấn Độ

Vừa qua, Ấn Độ gỡ thuế xuất khẩu gạo đồ, điều này khiến giá gạo Tây Phi chạm đáy, người mua ngưng giao dịch, lo ngại áp lực nguồn cung từ châu Á.
Hoa Kỳ tăng kiểm soát xuất khẩu công nghệ tại Đài Loan (Trung Quốc)

Hoa Kỳ tăng kiểm soát xuất khẩu công nghệ tại Đài Loan (Trung Quốc)

Hoa Kỳ đã cử chuyên viên đến Đài Loan (Trung Quốc) với mục đích giám sát TSMC và các tập đoàn tuân thủ quy định xuất khẩu với Huawei.
Báo chí trong nước đưa tin đậm nét mốc lịch sử Việt Nam và UAE ký kết Hiệp định CEPA

Báo chí trong nước đưa tin đậm nét mốc lịch sử Việt Nam và UAE ký kết Hiệp định CEPA

Báo chí trong nước đưa tin đậm nét việc ký kết Hiệp định CEPA, nhấn mạnh tầm quan trọng của hiệp định trong thúc đẩy thương mại, đầu tư và hợp tác Việt Nam-UAE.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 29/10/2024: Lính đánh thuê NATO xâm nhập lãnh thổ Nga; Nam Donetsk tăng nhiệt

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 29/10/2024: Lính đánh thuê NATO xâm nhập lãnh thổ Nga; Nam Donetsk tăng nhiệt

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 29/10/2024: Lính đánh thuê NATO xâm nhập lãnh thổ Nga; Nam Donetsk tăng nhiệt khi quân đội Nga đẩy mạnh tấn công tại Donetsk.
Hiệp định CEPA mở ra con đường hợp tác kinh tế mới cho Việt Nam - UAE, Trung Đông và châu Phi

Hiệp định CEPA mở ra con đường hợp tác kinh tế mới cho Việt Nam - UAE, Trung Đông và châu Phi

Báo chí quốc tế và các trang báo UAE đồng loạt cho rằng, Hiệp định CEPA Việt Nam - UAE sẽ mở ra những con đường hợp tác kinh tế mới có lợi cho cả hai nước.
Switchblade 600 của Mỹ phá hủy tên lửa phòng không Tor của Nga

Switchblade 600 của Mỹ phá hủy tên lửa phòng không Tor của Nga

Đạn lảng vảng Switchblade 600 do Mỹ sản xuất tấn công và phá hủy thành công hệ thống tên lửa phòng không di động Tor của Nga tại Ukraine.
Bí mật phía sau khối ‘thép xanh’ của Thụy Điển khiến Nga ‘đứng ngồi không yên’

Bí mật phía sau khối ‘thép xanh’ của Thụy Điển khiến Nga ‘đứng ngồi không yên’

Kênh United 24 vừa công bố đoạn phim độc quyền ghi lại hình ảnh các xe tăng chủ lực Strv 122 của Thụy Điển trên chiến trường Ukraine vào ngày 27/10 vừa qua.
Chiến sự Nga-Ukraine sáng 29/10: Nữ xạ thủ Ukraine đầu hàng; Ukraine giăng trận địa Patriot

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 29/10: Nữ xạ thủ Ukraine đầu hàng; Ukraine giăng trận địa Patriot

Nữ xạ thủ Ukraine đầu hàng; Ukraine giăng trận địa Patriot... là những thông tin chiến sự Nga - Ukraine sáng ngày 29/10.
Xung lực mới thúc đẩy hợp tác, đầu tư, năng lượng giữa Việt Nam và Ả-rập Xê-út

Xung lực mới thúc đẩy hợp tác, đầu tư, năng lượng giữa Việt Nam và Ả-rập Xê-út

Chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Ả-rập Xê-út sẽ là một cột mốc nữa trong quan hệ song phương và tạo xung lực mới, thúc đẩy hơn nữa hợp tác hai bên.
Khai thác tiềm năng tăng trưởng khu vực của Hiệp định RCEP

Khai thác tiềm năng tăng trưởng khu vực của Hiệp định RCEP

Hiệp định RCEP không chỉ bao gồm khu vực thương mại tự do lớn nhất thế giới mà còn tập trung vào ASEAN, hướng đến phát triển toàn diện.
Ấn Độ đối mặt áp lực khi phụ thuộc dầu thô và khí đốt nhập khẩu ngày càng nhiều

Ấn Độ đối mặt áp lực khi phụ thuộc dầu thô và khí đốt nhập khẩu ngày càng nhiều

Nhu cầu năng lượng tăng cao đẩy Ấn Độ vào thế phụ thuộc lớn vào nhập khẩu dầu và khí đốt, gây áp lực lên kinh tế và buộc Chính phủ tìm giải pháp lâu dài.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 28/10/2024: Ukraine đưa ra

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 28/10/2024: Ukraine đưa ra 'đề nghị nóng' để đàm phán hòa bình với Nga

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 28/10/2024: Ukraine đưa ra “đề nghị nóng” để đàm phán hòa bình với Nga khi sẵn sàng chấp nhận lãnh thổ mốc năm 2022.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động