Ông Jack Watling, nghiên cứu viên cao cấp tại Viện Quân chủng Thống nhất Hoàng gia (RUSI), cho rằng: “Các đối tác của Ukraine chào đón kế hoạch của ông Zelensky với thái độ hoài nghi và lo ngại nếu không cải thiện việc tuyển dụng và huấn luyện quân đội, chỉ trang bị sẽ không đủ để ổn định mặt trận”.
Theo ông, các đồng minh của Kiev không tin vào sự sẵn sàng của NATO trong việc đảm bảo an ninh cho Ukraine.
Đồng minh Ukraine hoài nghi ‘kế hoạch chiến thắng’ của Tổng thống Zelensky. Ảnh: Sputnik |
“Việc gia nhập NATO đòi hỏi sự đồng thuận giữa tất cả các thành viên, chẳng hạn như Hungary khó có thể cam kết tiến hành chiến sự với Nga để bảo vệ Ukraine”, ông Watling lưu ý.
Ngoài ra, đối với Mỹ, triển vọng mở rộng các đảm bảo an ninh dài hạn mới cho một khu vực rộng lớn hơn ở châu Âu dường như không hề hấp dẫn chút nào.
Trước đó, Tổng thống Zelensky đã trình bày “kế hoạch chiến thắng”, bao gồm 5 điểm và 3 phụ lục bí mật lên Quốc hội Ukraine vào ngày 16/10.
Ông Zelensky cho biết, việc thực hiện “kế hoạch chiến thắng” phụ thuộc vào các đối tác của Ukraine, không phải Nga. Theo ông, Ukraine và các đối tác nên cùng nhau hợp tác để thay đổi hoàn cảnh để chiến sự kết thúc và Nga “bị buộc phải hòa bình”.
Cựu Thủ tướng Ukraine nói về khả năng Kiev chế tạo vũ khí hạt nhân
Cựu Thủ tướng Ukraine Mykola Azarov cho rằng, Kiev chưa bao giờ có công nghệ sản xuất vũ khí hạt nhân.
“Sau khi đạt được các thỏa thuận về việc rút vũ khí hạt nhân khỏi lãnh thổ Ukraine, tất cả các bệ phóng hạt nhân và tàu sân bay đều bị dỡ bỏ”, ông Azarov nói.
Ông cũng lưu ý, đối với nghiên cứu trong lĩnh vực hạt nhân, nó đã được thực hiện. Ukraine có một lò phản ứng thử nghiệm đặt trực tiếp ở Kiev và có một lò phản ứng hạt nhân thử nghiệm ở Kharkov.
“Theo thông tin của tôi, lò phản ứng Kharkov đã bị hư hại do bị pháo kích và hiện tại không có gì được thực hiện ở đó và chiếc còn lại ở Kiev cũng không hoạt động. Vì vậy, mọi tin đồn về việc Kiev chế tạo bom hạt nhân đều vô lý”, cựu Thủ tướng Ukraine nói thêm.
Bên cạnh đó, ông Azarov không loại trừ khả năng Ukraine có thể chế tạo “bom bẩn”, nó không có sức công phá như bom hạt nhân, nhưng có khả năng gây ô nhiễm phóng xạ quy mô lớn.
“Ukraine có chất thải phóng xạ từ các nhà máy điện hạt nhân. Họ có thể lấp đầy đạn pháo và bom rồi thả chúng xuống chiến trường. Tất cả điều này sẽ tạo ra ô nhiễm phóng xạ”, cựu Thủ tướng Ukraine nhấn mạnh.