Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thu hẹp khoảng cách phát triển – Ưu tiên hàng đầu của ASEAN

Cộng đồng ASEAN sẽ không thể phát triển bền vững nếu vẫn còn tồn tại khoảng cách phát triển quá lớn giữa các thành viên.
Thu hẹp khoảng cách phát triển – Ưu tiên hàng đầu của ASEAN
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại lễ ký thành lập cộng đồng ASEAN. Ảnh: Đức Tám – TTXVN

Vì vậy, việc thu hẹp khoảng cách phát triển sẽ tiếp tục là một ưu tiên hàng đầu và lâu dài đối với sự hợp tác trong khu vực ASEAN và giữa ASEAN với các đối tác bên ngoài, nhằm mục đích xây dựng một ASEAN hội nhập, gắn kết và năng động.

Tại Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN lần thứ 47 (AEM 47) mới đây ở Malaysia, các nước đã nhất trí thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các thành viên ASEAN, tập trung vào năm lĩnh vực ưu tiên cụ thể gồm: Tăng cường hội nhập kinh tế thông qua hài hòa các quy tắc, luật lệ, các tiêu chuẩn và thúc đẩy sự minh bạch trong khu vực; đẩy nhanh việc sử dụng công nghệ thông tin trong thúc đẩy thương mại-đầu tư nội khối; thúc đẩy các tam giác tăng trưởng tiểu khu vực, tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại và đầu tư qua biên giới; đẩy mạnh tự do hóa dịch vụ, bao gồm cả các dịch vụ tài chính và hội nhập thị trường vốn để cung cấp cơ sở hạ tầng tài chính cần thiết và cơ sở vật chất cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa; khuyến khích khu vực tư nhân chủ động hơn trong hội nhập kinh tế.

Trả lời phỏng vấn của phóng viên TTXVN tại Indonesia, Tổng Thư ký Lê Lương Minh cho biết: “Phát triển công bằng và thu hẹp khoảng cách phát triển trong từng quốc gia cũng như giữa các quốc gia thành viên luôn là ưu tiên trong quá trình hội nhập của ASEAN. Đồng thời với việc triển khai lộ trình xây dựng cộng đồng, từ năm 2009 đến nay, ASEAN đã triển khai thực hiện hai chương trình quan trọng là Kế hoạch tổng thể về kết nối ASEAN và Sáng kiến hội nhập ASEAN. Theo đó, các nước ASEAN-6, các nước đối tác và các tổ chức quốc tế triển khai các hoạt động hỗ trợ vốn và kỹ thuật cho các nước thành viên mới của ASEAN là Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam (CLMV) nâng cao năng lực triển khai các sáng kiến và chương trình hội nhập”.

Theo các thỏa thuận và cam kết về kết nối ASEAN, các hỗ trợ của các nước ASEAN-6 đã tập trung vào những ưu tiên và nhu cầu cấp thiết của các nước CLMV trong nỗ lực cải thiện cơ sở hạ tầng mềm của quốc gia, đem lại những tác động bền vững và lâu dài đối với hội nhập khu vực, đồng thời tạo nguồn vốn cho các dự án phát triển.

Tuy nhiên, cho dù đã thu được những kết quả đáng khích lệ thể hiện qua việc tăng đáng kể tỷ lệ và chất lượng triển khai các biện pháp đề ra trong Lộ trình xây dựng Cộng đồng, tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ GDP trong ASEAN, nhưng khoảng cách phát triển giữa các nước ASEAN vẫn còn rất lớn. Thu nhập trung bình ở các nước ASEAN giàu có nhất cao hơn ở các nước nghèo nhất tới 45 lần ngay cả sau khi đã điều chỉnh do sự chênh lệch về sức mua của đồng tiền. Ở các nước nghèo nhất của ASEAN, sự chênh lệch cũng lớn giữa thành thị và nông thôn. Trong việc triển khai Tầm nhìn sau 2015, ASEAN sẽ phải tiếp tục triển khai mạnh mẽ hơn và có trọng điểm hơn cả sáng kiến hội nhập ASEAN cũng như Khuôn khổ ASEAN về Phát triển kinh tế công bằng.

Trao đổi về vấn đề này, ông Arisman, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Đông Nam Á cho rằng: “Nếu muốn phát triển thành một cộng đồng kinh tế chung, chúng ta phải có cùng một mức tăng trưởng kinh tế. Nhiều nước ASEAN cần đạt được các tiêu chuẩn tối thiểu của các chỉ số kinh tế nhằm tạo điều kiện cho 10 nước có thể dễ dàng hợp tác trong bất cứ hoạt động hoặc các dự án nào. Bởi các nước phát triển cao hơn, như Singapore chẳng hạn, sẽ không dễ hợp tác với các nước có khoảng cách quá lớn về nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng. ASEAN cần tìm giải pháp để thu hẹp khoảng cách phát triển bằng việc đào tạo nâng cao năng lực cho các nhân viên chính phủ, các doanh nghiệp, kêu gọi sự chia sẻ kinh nghiệm phát triển giữa các nước.

Indonesia có dân số rất lớn nhưng sức mạnh kinh tế chỉ đứng thứ 4 sau Singapore, Malaysia, Thái Lan. Indonesia có thể chia sẻ kinh nghiệm trong các lĩnh vực thành công như các ngành nông lâm nghiệp. Và chúng ta hy vọng trong tương lai sẽ xuất hiện hình ảnh các “sản phẩm ASEAN” vì mỗi nước ASEAN đều sở hữu sức mạnh riêng, tạo ra chuỗi cung ứng khu vực”.

Việc khoảng cách phát triển giữa các nước thành viên ASEAN còn khá lớn chính là một bước cản đối với sự phát triển chung của Hiệp hội. Nếu đặt vào bối cảnh thế giới hiện nay, điều đó còn có nguy cơ ảnh hưởng đến quá trình hội nhập và khả năng của khu vực trong việc đối phó với các tình huống xấu có thể xảy ra. Vì vậy, để hướng tới mục tiêu xây dựng một ASEAN hội nhập, gắn kết và năng động thì không còn con đường nào hơn là Hiệp hội sẽ phải tiếp tục nỗ lực cao để tạo nên sự cân bằng chung và thúc đẩy sự phát triển ở mỗi quốc gia. Bởi sức mạnh, tiềm lực của mỗi quốc gia thành viên sẽ tạo nên sức mạnh chung của ASEAN.

Theo Tin tức
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin mới nhất

Cảng Corpus Christi: Cửa ngõ xuất khẩu dầu thô hàng đầu thế giới của Hoa Kỳ

Cảng Corpus Christi: Cửa ngõ xuất khẩu dầu thô hàng đầu thế giới của Hoa Kỳ

Cảng Corpus Christi đã trở thành cửa ngõ xuất khẩu dầu thô lớn thứ 3 thế giới, xử lý hơn một nửa lượng dầu thô của Mỹ và cảng này cũng đang mở rộng hạ tầng.
Ấn Độ gỡ thuế xuất khẩu gạo đồ: Thị trường toàn cầu đứng trước cơ hội hạ giá

Ấn Độ gỡ thuế xuất khẩu gạo đồ: Thị trường toàn cầu đứng trước cơ hội hạ giá

Vừa qua, Ấn Độ bãi bỏ thuế xuất khẩu gạo đồ, dự kiến nguồn cung toàn cầu sẽ tăng, tạo áp lực giảm giá lên các nước xuất khẩu lớn như Việt Nam và Thái Lan.
Toàn cảnh chiến sự ngày 23/10: Sát thủ Ukraine bỏ mạng; Israel tiêu diệt người kế nhiệm thủ lĩnh Hezbollah

Toàn cảnh chiến sự ngày 23/10: Sát thủ Ukraine bỏ mạng; Israel tiêu diệt người kế nhiệm thủ lĩnh Hezbollah

Sát thủ Ukraine bỏ mạng; Israel tiêu diệt người kế nhiệm thủ lĩnh Hezbollah... là những thông tin về tình hình chiến sự Nga-Ukraine và Trung Đông chiều 23/10.
Báo Trung Quốc: Hội nghị BRICS là chuyến tàu

Báo Trung Quốc: Hội nghị BRICS là chuyến tàu 'tốc hành' cho các nước Nam bán cầu

Tờ Global Times (Trung Quốc) nhận định: Nhờ những thành tựu hiện có, ngày càng nhiều quốc gia đã nhận ra rằng BRICS là một chuyến tàu tốc hành không thể bỏ lỡ.
Nga phóng 60 UAV tấn công Ukraine nhưng chỉ quay về được 3, vì sao?

Nga phóng 60 UAV tấn công Ukraine nhưng chỉ quay về được 3, vì sao?

Chiến thuật sử dụng máy bay không người lái (UAV) Kamikaze tầm xa của Nga, đặc biệt là loại Shahed-136, đang trải qua những thay đổi nhằm nâng cao hiệu quả.

Tin cùng chuyên mục

Video nóng: Xe tăng Leopard 2A4 của Ukraine hạ liền 2 xe bọc thép Nga trong chưa đầy 1 phút

Video nóng: Xe tăng Leopard 2A4 của Ukraine hạ liền 2 xe bọc thép Nga trong chưa đầy 1 phút

Xe tăng Leopard 2A4, dòng xe chiến đấu chủ lực do Đức sản xuất, tiêu diệt hai xe bọc thép chở quân (APC) của Nga trong chưa đầy một phút.
Doanh nghiệp Trung Quốc cần làm gì để đầu tư thành công ở Đông Nam Á?

Doanh nghiệp Trung Quốc cần làm gì để đầu tư thành công ở Đông Nam Á?

Các công ty Trung Quốc đang đổ bộ đầu tư vào thị trường Đông Nam Á, một trong những điểm đến hấp dẫn nhất để mở rộng hoạt động ra nước ngoài.
Đồng minh của Ukraine không đáp ứng được nhu cầu quân sự; ông Musk đưa ra tuyên bố mới về xung đột

Đồng minh của Ukraine không đáp ứng được nhu cầu quân sự; ông Musk đưa ra tuyên bố mới về xung đột

Đồng minh Ukraine không thể cung cấp thiết bị và vũ khí cho Kiev và những đồn đoán về sự sụp đổ của tổ hợp công nghiệp quốc phòng Nga hóa ra chỉ là dối trá.
Chiến sự Nga-Ukraine: Hàn Quốc cân nhắc cung cấp thêm đạn pháo 155mm cho Ukraine

Chiến sự Nga-Ukraine: Hàn Quốc cân nhắc cung cấp thêm đạn pháo 155mm cho Ukraine

Hàn Quốc đang tính đến việc gia tăng hỗ trợ cho Ukraine bằng việc cung cấp thêm đạn pháo 155mm thông qua Hoa Kỳ khi Triều Tiên được cho là đã hộ trợ Nga.
Xuất khẩu gạo toàn cầu năm 2025 dự báo đạt 56,3 triệu tấn

Xuất khẩu gạo toàn cầu năm 2025 dự báo đạt 56,3 triệu tấn

Theo dự báo của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, xuất khẩu gạo toàn cầu năm 2025 sẽ tăng lên 56,3 triệu tấn, cao hơn 2,3 triệu tấn so với dự báo đã công bố trước đây.
BRICS đang trở thành khối địa chính trị và kinh tế quan trọng

BRICS đang trở thành khối địa chính trị và kinh tế quan trọng

BRICS đang trở thành một khối địa chính trị và kinh tế rất quan trọng, đặc biệt khi tình hình thế giới hiện tại có phần “hỗn loạn”.
Chiến sự Nga - Ukraine khiến Thụy Điển ‘chi đậm’ cho quốc phòng

Chiến sự Nga - Ukraine khiến Thụy Điển ‘chi đậm’ cho quốc phòng

Do chiến sự Nga-Ukraine, Thụy Điển chi hàng tỷ đô la cho quốc phòng quân sự và phòng thủ dân sự, nâng chi tiêu quốc phòng lên 2,6% GDP vào năm 2028.
Xuất khẩu của Trung Quốc sang Nga lập kỷ lục mới, bất chấp trừng phạt quốc tế

Xuất khẩu của Trung Quốc sang Nga lập kỷ lục mới, bất chấp trừng phạt quốc tế

Bất chấp trừng phạt, xuất khẩu của Trung Quốc sang Nga tháng 9/2024 lập kỷ lục mới, doanh nghiệp nhanh chóng thay thế vị trí các công ty phương Tây đã rút lui.
Xuất khẩu phần mềm của Ấn Độ vượt 205 tỷ USD, tập trung vào thị trường Hoa Kỳ

Xuất khẩu phần mềm của Ấn Độ vượt 205 tỷ USD, tập trung vào thị trường Hoa Kỳ

Xuất khẩu phần mềm của Ấn Độ đạt 205,2 tỷ USD trong năm tài chính 2023 - 2024, tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ, trong đó thị trường quan trọng nhất là Hoa Kỳ.
Trung Quốc siết chặt kiểm soát xuất khẩu hàng lưỡng dụng dân sự - quân sự

Trung Quốc siết chặt kiểm soát xuất khẩu hàng lưỡng dụng dân sự - quân sự

Trung Quốc ban hành quy định mới kiểm soát hàng lưỡng dụng, đảm bảo an ninh, thúc đẩy kinh tế, khẳng định cam kết hòa bình và hợp tác
Sự kiện Ngày Bắc Âu: Tiến tới mục tiêu xanh

Sự kiện Ngày Bắc Âu: Tiến tới mục tiêu xanh

Sáng 22/10, tại TP. Hồ Chí Minh đã diễn ra sự kiện Ngày Bắc Âu: Tiến tới mục tiêu xanh, trong khuôn khổ Diễn đàn và Triển lãm kinh tế xanh (GEFE 2024).
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay, ngày 22/10/2024: Ukraine muốn Mỹ ‘bật đèn xanh’ tấn công tầm xa vào Nga?

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay, ngày 22/10/2024: Ukraine muốn Mỹ ‘bật đèn xanh’ tấn công tầm xa vào Nga?

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay, ngày 22/10/2024: Ukraine muốn Mỹ ‘bật đèn xanh’ tấn công tầm xa vào Nga? Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ bất ngờ thăm Kiev.
Chiến sự Nga-Ukraine ngày 22/10/2024: Hàn Quốc tính cử chuyên gia quân sự tới Kiev; lính đánh thuê ở Ukraine ‘cầu cứu’

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 22/10/2024: Hàn Quốc tính cử chuyên gia quân sự tới Kiev; lính đánh thuê ở Ukraine ‘cầu cứu’

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 22/10/2024: Hàn Quốc tính cử chuyên gia quân sự tới Kiev; lính đánh thuê ở Ukraine ‘cầu cứu’.
Chiến đấu cơ tàng hình Su-57 của Nga bất ngờ bị

Chiến đấu cơ tàng hình Su-57 của Nga bất ngờ bị 'lộ diện' khi gắn tên lửa Kh-59

Một chiếc Su-57 Felon, mẫu máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm tiên tiến nhất của Nga, được quay lại khi bay với hai tên lửa hành trình Kh-59.
Đồng minh Ukraine hoài nghi ‘kế hoạch chiến thắng’; Kiev chưa bao giờ có công nghệ sản xuất vũ khí hạt nhân

Đồng minh Ukraine hoài nghi ‘kế hoạch chiến thắng’; Kiev chưa bao giờ có công nghệ sản xuất vũ khí hạt nhân

Theo tạp chí Foreign Affairs, các nước ủng hộ Ukraine cực kỳ hoài nghi về ‘kế hoạch chiến thắng’ của Tổng thống Zelensky.
Nhật Bản chi cả trăm triệu đô mua tên lửa siêu thanh từ Mỹ

Nhật Bản chi cả trăm triệu đô mua tên lửa siêu thanh từ Mỹ

Chính phủ Mỹ vào ngày 18/10 đã chính thức phê duyệt khả năng bán vũ khí quân sự cho Nhật Bản, cho phép chuyển giao lên tới 212 tên lửa chiến thuật.
Tên lửa Triều Tiên Hwasong-9 được phát hiện tấn công mục tiêu ở Ukraine

Tên lửa Triều Tiên Hwasong-9 được phát hiện tấn công mục tiêu ở Ukraine

Tên lửa Triều Tiên Hwasong-9 đã xuất hiện trên chiến trường Ukraine từ tháng 11 năm ngoái, đánh dấu một bước leo thang mới trong cuộc xung đột Nga-Ukraine.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 21/10/2024: Tù binh Ukraine tiết lộ sốc về tình hình tại Kursk

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 21/10/2024: Tù binh Ukraine tiết lộ sốc về tình hình tại Kursk

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 21/10/2024: Binh sĩ Nga sống sót như thế nào trong 2 tháng ở Kursk? Nhiều thông tin về các đơn vị Nga bị AFU bao vây
Chiến sự Nga-Ukraine sáng 21/10: Ukraine ‘ngạt thở’ trong

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 21/10: Ukraine ‘ngạt thở’ trong 'nồi hầm' Kursk; Kiev dội đạn chùm, tập kích căn cứ Nga

Ukraine ‘ngạt thở’ trong nồi hầm Kursk; Kiev dội đạn chùm, tập kích căn cứ Nga... là những thông tin đáng chú ý chiến sự Nga - Ukraine sáng 21/10.
Mỹ sẵn sàng mời Ukraine vào NATO nếu bà Harris thắng cử; phương Tây ‘nóng’ trước ý tưởng hạt nhân của Kiev

Mỹ sẵn sàng mời Ukraine vào NATO nếu bà Harris thắng cử; phương Tây ‘nóng’ trước ý tưởng hạt nhân của Kiev

Theo tờ Le Monde, Tổng thống Mỹ Joe Biden có thể khởi xướng việc Ukraine gia nhập NATO nếu ứng cử viên đảng Dân chủ Mỹ Kamala Harris thắng cử.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động