Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Hà Nội: Đáp ứng điều kiện về quy tắc xuất xứ tại các FTA đang là thách thức với doanh nghiệp

Kim ngạch xuất khẩu của Hà Nội sang thị trường các FTA vẫn chưa cao, do doanh nghiệp gặp thách thức trước các tiêu chuẩn, điều kiện quy tắc xuất xứ.
Hà Nội: Nhân rộng và nâng chất các Điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP Hà Nội: Gia tăng tiêu dùng và phân phối xanh

Tận dụng tối đa lợi ích từ các FTA

Đến nay, Việt Nam đang tham gia, ký kết 19 Hiệp định thương mại tự do (FTA), trong đó có 3 Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (CPTPP, EVFTA, UKVFTA) với mức độ cam kết sâu rộng và toàn diện hơn những FTA truyền thống, đồng thời bao hàm cả những vấn đề “phi thương mại” như lao động, phát triển bền vững, môi trường…

(Ảnh: Trần Việt/TTXVN)
(Ảnh: Trần Việt/TTXVN)

Ngay từ khi các FTA thế hệ mới có hiệu lực, Chính phủ đã ban hành kế hoạch triển khai đồng bộ từ Trung ương đến địa phương. Hà Nội hiện là một trong các địa phương chủ động đi đầu triển khai thực thi các FTA, hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng các ưu đãi, cam kết, thúc đẩy xuất nhập khẩu.

Với vai trò đầu mối về hội nhập quốc tế, Sở Công Thương Hà Nội cho biết, đơn vị đã chủ động tham mưu UBND Thành phố ban hành các Kế hoạch, chính sách thực thi các FTA thế hệ mới trên địa bàn Hà Nội. Thông qua các kế hoạch của UBND Thành phố, các sở, ban, ngành, quận, huyện, thị xã đã cụ thể hóa, lồng ghép trong các chương trình, kế hoạch của ngành, đơn vị mình.

Trong đó, Hà Nội đã tích cực hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ, ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến, triển khai chương trình nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp. Tăng cường xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch tại nước ngoài, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp giới thiệu, quảng bá sản phẩm và tìm kiếm đối tác, đẩy mạnh cơ hội hợp tác, xuất khẩu.

Đặc biệt, TP. Hà Nội đã triển khai các biện pháp, cơ chế khuyến khích, định hướng các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các doanh nghiệp và nhà đầu tư đến từ các thị trường FTA kết nối với doanh nghiệp nội địa để hình thành và phát triển chuỗi cung ứng.

Đồng hành cùng doanh nghiệp trong thời gian qua, Sở Công Thương Hà Nội thực hiện hàng loạt hình thức tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức, hiểu biết sâu về các FTA cho doanh nghiệp từ hội nghị, hội thảo, tập huấn, phát hành cẩm nang doanh nghiệp về ngành hàng, thị trường, bản tin xuất nhập khẩu đến các hướng dẫn tra cứu biểu thuế quan ưu đãi thông qua Cổng thông tin FTA (FTAP) của Bộ Công Thương; hàng năm tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại thường niên trong và ngoài nước; hỗ trợ doanh nghiệp tiếp nhận chuyển giao công nghệ tiên tiến, hiện đại; thuê chuyên gia nước ngoài và đào tạo nguồn nhân lực…

Nhờ sự chủ động, tích cực, với việc triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng tối đa lợi ích từ các FTA thế hệ mới, theo Sở Công Thương Hà Nội là đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng giá trị thương mại hai chiều giữa TP. Hà Nội và các nước trong các FTA.

Ngay trong năm 2022, kim ngạch xuất khẩu của Hà Nội vào thị trường 3 FTA (CPTPP, EVFTA, UKVFTA) tăng 1,03% so với năm 2021; kim ngạch nhập khẩu của Hà Nội từ thị trường 3 Hiệp định CPTPP, EVFTA, UKVFTA tăng 4,6%.

Đẩy mạnh hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng FTA

Ghi nhận của Sở Công Thương Hà Nội, hiệu quả tận dụng cơ hội từ các FTA như CPTPP và EVFTA, UKVFTA của các doanh nghiệp trên địa bàn đã được cải thiện, thể hiện qua kim ngạch xuất khẩu vào thị trường các nước trong Hiệp định đều tăng. "Tuy nhiên, tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của Hà Nội sang thị trường các FTA này còn chưa đạt kỳ vọng, đặc biệt tỷ trọng kim ngạch hưởng ưu đãi từ các FTA còn khiêm tốn"- Sở Công Thương Hà Nội nhận định.

Đến nay, theo báo cáo của Sở Công Thương Hà Nội, số lượng doanh nghiệp có giao dịch xuất nhập khẩu với các nước tham gia các Hiệp định này vẫn còn rất hạn chế đặc biệt là doanh nghiệp có lô hàng được hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định. Hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Hà Nội vẫn tập trung vào thị trường truyền thống, hoạt động xuất nhập khẩu sang các thị trường mới là thành viên của các Hiệp định còn khiêm tốn.

Nêu nguyên nhân của việc tận dụng FTA chưa hiệu quả, theo Sở Công Thương Hà Nội, do xuất phát từ những khó khăn, tồn tại như: Công tác tuyên truyền, phổ biến về các FTA được thực hiện liên tục và dưới nhiều hình thức nhưng sự quan tâm của doanh nghiệp còn hạn chế.

Đáng chú ý, doanh nghiệp xuất khẩu của Hà Nội là doanh nghiệp trong nước (chiếm tỷ trọng 55,3%) và có quy mô nhỏ, do đó năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp còn yếu, giá thành cao, chất lượng thấp so với tiêu chuẩn quốc tế.

Doanh nghiệp Hà Nội vẫn còn thiếu nhạy bén và năng động sáng tạo, chưa kết hợp sức mạnh của các doanh nghiệp trong cùng ngành nghề, cùng chuỗi sản xuất. Đặc biệt, đáp ứng các điều kiện về quy tắc xuất xứ tại các FTA thế hệ mới là một thách thức cho nhiều doanh nghiệp. Trong khi, việc tận dụng ưu đãi từ các FTA lại gắn liền với việc đáp ứng được các điều kiện về xuất xứ hàng hóa xuất khẩu.

Nhiều doanh nghiệp chưa chủ động được nguồn nguyên liệu trong nước để đáp ứng điều kiện, tận dụng được các FTA một cách hiệu quả, cũng như chưa chú trọng nâng cao trình độ quản trị, nguồn nhân lực, phát triển thương hiệu; việc tìm hiểu, nghiên cứu sâu về các cam kết trong FTA để xây dựng kế hoạch sản xuất, kinh doanh dài hạn nhằm hướng đến tận dụng những ưu đãi thuế quan chưa được doanh nghiệp chú trọng...

Trước các hạn chế trong tận dụng FTA của doanh nghiệp, thời gian tới, Sở Công Thương Hà Nội cho biết, đơn vị này sẽ tiếp tục tập trung thực hiện những chương trình, kế hoạch hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng tốt các FTA thế hệ mới để thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu, trong đó tập trung vào các giải pháp:

Thứ nhất, tập trung tuyên truyền, thông tin về mặt hàng và thị trường cũng như những ưu đãi thuế quan theo các FTA để doanh nghiệp biết được cơ hội đang ở đâu, ở thị trường nào và nhóm hàng nào, doanh nghiệp cần đáp ứng những điều kiện gì về quy tắc xuất xứ để được hưởng ưu đãi thuế quan...; theo dõi sát tình hình của doanh nghiệp để kịp thời nắm bắt khó khăn, vướng mắc để chủ động tháo gỡ, hỗ trợ theo thẩm quyền.

Thứ hai, đẩy mạnh các chương trình xúc tiến thương mại trong và ngoài nước, nhất là thị trường các FTA để hỗ trợ doanh nghiệp giới thiệu, quảng bá sản phẩm và tìm kiếm đối tác, đẩy mạnh cơ hội hợp tác, xuất khẩu; chú trọng phát triển các ngành phụ trợ để tránh phụ thuộc quá lớn vào nguyên vật liệu nhập khẩu, có chính sách thu hút đầu tư vào các ngành này.

Thứ ba, phát triển hạ tầng logistics đồng bộ, hiện đại phục vụ sản xuất và xuất khẩu đưa Hà Nội trở thành đầu mối logistics quan trọng của vùng, cả nước và khu vực; phát triển thương mại điện tử, thực hiện kết nối, hỗ trợ doanh nghiệp nội địa tham gia các sàn thương mại điện tử lớn trong nước như (Lazada, Shopee, Tiki), đẩy mạnh xuất khẩu trực tuyến xuyên biên giới thông qua thương mại điện tử.

Bên cạnh đó, Sở Công Thương Hà Nội cũng kiến nghị, Bộ Công Thương và các bộ, ngành Trung ương tăng cường công tác thông tin dự báo tình hình thị trường trong nước và thế giới, chính sách, quy định mới của các thị trường để giúp doanh nghiệp có phản ứng kịp thời; tiếp tục hỗ trợ, phối hợp chặt chẽ hơn nữa với các địa phương trong quá trình triển khai các FTA; tổ chức các khóa đào tạo chuyên sâu cho cán bộ làm công tác hội nhập quốc tế tại các địa phương để qua đó nâng cao hiệu quả của việc thực thi các FTA tại địa phương. Đề xuất, bố trí nguồn kinh phí chủ động dành riêng cho công tác hội nhập quốc tế, thực thi các FTA và hướng dẫn các địa phương tiếp cần nguồn kinh phí này.

Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp các địa phương tận dụng FTA, Bộ Công Thương đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến thông tin về Hiệp định CPTPP, EVFTA và UKVFTA. Trong đó, đã và đang riển khai và vận hành Cổng thông tin điện tử quốc gia về Hiệp định Thương mại tự do (FTAP) tại địa chỉ //fta.gov.vn/: Hiện nay, Bộ Công Thương tiếp tục chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan để vận hành và nâng cấp FTAP.
Bảo Thoa
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Hiệp định thương mại tự do (FTA)

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Doanh nghiệp Trung Quốc cần làm gì để đầu tư thành công ở Đông Nam Á?

Doanh nghiệp Trung Quốc cần làm gì để đầu tư thành công ở Đông Nam Á?

Các công ty Trung Quốc đang đổ bộ đầu tư vào thị trường Đông Nam Á, một trong những điểm đến hấp dẫn nhất để mở rộng hoạt động ra nước ngoài.
Đồng minh của Ukraine không đáp ứng được nhu cầu quân sự; ông Musk đưa ra tuyên bố mới về xung đột

Đồng minh của Ukraine không đáp ứng được nhu cầu quân sự; ông Musk đưa ra tuyên bố mới về xung đột

Đồng minh Ukraine không thể cung cấp thiết bị và vũ khí cho Kiev và những đồn đoán về sự sụp đổ của tổ hợp công nghiệp quốc phòng Nga hóa ra chỉ là dối trá.
Chiến sự Nga-Ukraine: Hàn Quốc cân nhắc cung cấp thêm đạn pháo 155mm cho Ukraine

Chiến sự Nga-Ukraine: Hàn Quốc cân nhắc cung cấp thêm đạn pháo 155mm cho Ukraine

Hàn Quốc đang tính đến việc gia tăng hỗ trợ cho Ukraine bằng việc cung cấp thêm đạn pháo 155mm thông qua Hoa Kỳ khi Triều Tiên được cho là đã hộ trợ Nga.
Xuất khẩu gạo toàn cầu năm 2025 dự báo đạt 56,3 triệu tấn

Xuất khẩu gạo toàn cầu năm 2025 dự báo đạt 56,3 triệu tấn

Theo dự báo của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, xuất khẩu gạo toàn cầu năm 2025 sẽ tăng lên 56,3 triệu tấn, cao hơn 2,3 triệu tấn so với dự báo đã công bố trước đây.
BRICS đang trở thành khối địa chính trị và kinh tế quan trọng

BRICS đang trở thành khối địa chính trị và kinh tế quan trọng

BRICS đang trở thành một khối địa chính trị và kinh tế rất quan trọng, đặc biệt khi tình hình thế giới hiện tại có phần “hỗn loạn”.

Tin cùng chuyên mục

Chiến sự Nga - Ukraine khiến Thụy Điển ‘chi đậm’ cho quốc phòng

Chiến sự Nga - Ukraine khiến Thụy Điển ‘chi đậm’ cho quốc phòng

Do chiến sự Nga-Ukraine, Thụy Điển chi hàng tỷ đô la cho quốc phòng quân sự và phòng thủ dân sự, nâng chi tiêu quốc phòng lên 2,6% GDP vào năm 2028.
Xuất khẩu của Trung Quốc sang Nga lập kỷ lục mới, bất chấp trừng phạt quốc tế

Xuất khẩu của Trung Quốc sang Nga lập kỷ lục mới, bất chấp trừng phạt quốc tế

Bất chấp trừng phạt, xuất khẩu của Trung Quốc sang Nga tháng 9/2024 lập kỷ lục mới, doanh nghiệp nhanh chóng thay thế vị trí các công ty phương Tây đã rút lui.
Xuất khẩu phần mềm của Ấn Độ vượt 205 tỷ USD, tập trung vào thị trường Hoa Kỳ

Xuất khẩu phần mềm của Ấn Độ vượt 205 tỷ USD, tập trung vào thị trường Hoa Kỳ

Xuất khẩu phần mềm của Ấn Độ đạt 205,2 tỷ USD trong năm tài chính 2023 - 2024, tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ, trong đó thị trường quan trọng nhất là Hoa Kỳ.
Trung Quốc siết chặt kiểm soát xuất khẩu hàng lưỡng dụng dân sự - quân sự

Trung Quốc siết chặt kiểm soát xuất khẩu hàng lưỡng dụng dân sự - quân sự

Trung Quốc ban hành quy định mới kiểm soát hàng lưỡng dụng, đảm bảo an ninh, thúc đẩy kinh tế, khẳng định cam kết hòa bình và hợp tác
Sự kiện Ngày Bắc Âu: Tiến tới mục tiêu xanh

Sự kiện Ngày Bắc Âu: Tiến tới mục tiêu xanh

Sáng 22/10, tại TP. Hồ Chí Minh đã diễn ra sự kiện Ngày Bắc Âu: Tiến tới mục tiêu xanh, trong khuôn khổ Diễn đàn và Triển lãm kinh tế xanh (GEFE 2024).
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay, ngày 22/10/2024: Ukraine muốn Mỹ ‘bật đèn xanh’ tấn công tầm xa vào Nga?

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay, ngày 22/10/2024: Ukraine muốn Mỹ ‘bật đèn xanh’ tấn công tầm xa vào Nga?

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay, ngày 22/10/2024: Ukraine muốn Mỹ ‘bật đèn xanh’ tấn công tầm xa vào Nga? Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ bất ngờ thăm Kiev.
Chiến sự Nga-Ukraine ngày 22/10/2024: Hàn Quốc tính cử chuyên gia quân sự tới Kiev; lính đánh thuê ở Ukraine ‘cầu cứu’

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 22/10/2024: Hàn Quốc tính cử chuyên gia quân sự tới Kiev; lính đánh thuê ở Ukraine ‘cầu cứu’

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 22/10/2024: Hàn Quốc tính cử chuyên gia quân sự tới Kiev; lính đánh thuê ở Ukraine ‘cầu cứu’.
Chiến đấu cơ tàng hình Su-57 của Nga bất ngờ bị

Chiến đấu cơ tàng hình Su-57 của Nga bất ngờ bị 'lộ diện' khi gắn tên lửa Kh-59

Một chiếc Su-57 Felon, mẫu máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm tiên tiến nhất của Nga, được quay lại khi bay với hai tên lửa hành trình Kh-59.
Đồng minh Ukraine hoài nghi ‘kế hoạch chiến thắng’; Kiev chưa bao giờ có công nghệ sản xuất vũ khí hạt nhân

Đồng minh Ukraine hoài nghi ‘kế hoạch chiến thắng’; Kiev chưa bao giờ có công nghệ sản xuất vũ khí hạt nhân

Theo tạp chí Foreign Affairs, các nước ủng hộ Ukraine cực kỳ hoài nghi về ‘kế hoạch chiến thắng’ của Tổng thống Zelensky.
Nhật Bản chi cả trăm triệu đô mua tên lửa siêu thanh từ Mỹ

Nhật Bản chi cả trăm triệu đô mua tên lửa siêu thanh từ Mỹ

Chính phủ Mỹ vào ngày 18/10 đã chính thức phê duyệt khả năng bán vũ khí quân sự cho Nhật Bản, cho phép chuyển giao lên tới 212 tên lửa chiến thuật.
Tên lửa Triều Tiên Hwasong-9 được phát hiện tấn công mục tiêu ở Ukraine

Tên lửa Triều Tiên Hwasong-9 được phát hiện tấn công mục tiêu ở Ukraine

Tên lửa Triều Tiên Hwasong-9 đã xuất hiện trên chiến trường Ukraine từ tháng 11 năm ngoái, đánh dấu một bước leo thang mới trong cuộc xung đột Nga-Ukraine.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 21/10/2024: Tù binh Ukraine tiết lộ sốc về tình hình tại Kursk

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 21/10/2024: Tù binh Ukraine tiết lộ sốc về tình hình tại Kursk

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 21/10/2024: Binh sĩ Nga sống sót như thế nào trong 2 tháng ở Kursk? Nhiều thông tin về các đơn vị Nga bị AFU bao vây
Chiến sự Nga-Ukraine sáng 21/10: Ukraine ‘ngạt thở’ trong

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 21/10: Ukraine ‘ngạt thở’ trong 'nồi hầm' Kursk; Kiev dội đạn chùm, tập kích căn cứ Nga

Ukraine ‘ngạt thở’ trong nồi hầm Kursk; Kiev dội đạn chùm, tập kích căn cứ Nga... là những thông tin đáng chú ý chiến sự Nga - Ukraine sáng 21/10.
Mỹ sẵn sàng mời Ukraine vào NATO nếu bà Harris thắng cử; phương Tây ‘nóng’ trước ý tưởng hạt nhân của Kiev

Mỹ sẵn sàng mời Ukraine vào NATO nếu bà Harris thắng cử; phương Tây ‘nóng’ trước ý tưởng hạt nhân của Kiev

Theo tờ Le Monde, Tổng thống Mỹ Joe Biden có thể khởi xướng việc Ukraine gia nhập NATO nếu ứng cử viên đảng Dân chủ Mỹ Kamala Harris thắng cử.
Các

Các 'ông lớn' ngành ô tô ra mắt hàng loạt xe điện giá rẻ, cạnh tranh với Trung Quốc

Một số nhà sản xuất ô tô châu Âu cho ra mắt các mẫu xe điện giá rẻ để khơi dậy cầu suy giảm và giành lại thị phần đang bị các thương hiệu Trung Quốc nắm giữ.
Tuần hàng Việt Nam tại Pháp - nền tảng để doanh nghiệp phát triển, xây dựng thương hiệu tại châu Âu

Tuần hàng Việt Nam tại Pháp - nền tảng để doanh nghiệp phát triển, xây dựng thương hiệu tại châu Âu

Tuần hàng Việt Nam tại Pháp không chỉ là hoạt động xúc tiến thương mại mà còn là nền tảng vững chắc cho doanh nghiệp thâm nhập, phát triển, xây dựng thương hiệu
Chiến sự Nga-Ukraine 20/10/2024: Nghị sĩ Ukraine đề xuất giảm tuổi nhập ngũ; Kiev gia nhập NATO dẫn đến hậu quả gì?

Chiến sự Nga-Ukraine 20/10/2024: Nghị sĩ Ukraine đề xuất giảm tuổi nhập ngũ; Kiev gia nhập NATO dẫn đến hậu quả gì?

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 20/10/2024: Nghị sĩ Ukraine đề xuất giảm tuổi nhập ngũ; Kiev gia nhập NATO dẫn đến hậu quả gì?.
Chiến sự Nga-Ukraine sáng 20/10: Lính Ukraine rút lui khỏi Kursk; phụ nữ Ukraine sắp phải cầm súng ra chiến trường?

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 20/10: Lính Ukraine rút lui khỏi Kursk; phụ nữ Ukraine sắp phải cầm súng ra chiến trường?

Lính Ukraine rút lui khỏi Kursk; phụ nữ Ukraine sắp phải cầm súng ra chiến trường... là những thông tin đáng chú ý chiến sự Nga - Ukraine sáng 20/10.
Chiến sự Trung Đông: Nga có thể làm gì để dập tắt ngọn lửa chiến tranh?

Chiến sự Trung Đông: Nga có thể làm gì để dập tắt ngọn lửa chiến tranh?

Nga đã có mối quan hệ văn hóa và lịch sử sâu sắc với các dân tộc Hồi giáo trong nhiều thế kỷ, khi vai trò của Nga ở Trung Đông gia tăng kể từ thế kỷ 19.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 19/10/2024: Ukraine kẹt trong

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 19/10/2024: Ukraine kẹt trong 'nồi hầm' Kursk; Hàn Quốc họp khẩn vì lính Triều Tiên

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 19/10/2024: Ukraine kẹt trong ''nồi hầm'' Kursk; Hàn Quốc họp khẩn vì lính Triều Tiên xuất hiện tại thao trường của Nga.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động